Thursday, December 19, 2013

Nữ danh ca tài tử Bạch Huệ


Thanh Nga
 
Giọng ca vàng

BachHue150.jpg
Nữ danh ca tài tử Bạch Huệ. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương.
Qua một thời gian, nghề dạy nghề, các nghệ sĩ có giọng ca vàng mà diễn xuất kém được các bạn diễn bậc thầy chỉ điểm thêm và bản thân của nghệ sĩ đó cũng rút được kinh nghiệm, tự rèn luyện thêm để trở thành những nghệ sĩ tài danh sau nầy. Trong những năm giữa thập niên 50 và thập niên 60, những nghệ sĩ bắt đầu cuộc đời nghệ thuật của mình bằng giọng ca vàng thiên phú đó có thể kể như nghệ sĩ Hữu Phước, Thành Được, Minh Vương, Minh Cảnh, Minh Phụng, Tấn Tài, Hùng Cường , Bạch Tuyết, Mỹ Châu,… Tuy nhiên cũng có những nghệ sĩ đờn ca tài tử nổi danh  trong các hãng dĩa, các đài phát thanh Pháp Á, đài phát thanh Saigon và nơi các nhà hàng ca nhạc danh tiếng của Saigon hoa lệ, khi bước vào lãnh vực sân khấu cải lương, các danh ca tài tử đó thữ sức chỉ một vài năm, không thành danh nghệ sĩ sân khấu, họ trở về lãnh vực ca tài tử, sở trường của họ và sống suốt đời với nghề đờn ca tài tử. Có thể kể như các danh ca Thành Công, Chín Sớm, Sáu Thoàng, cô Ba TràVinh, cô Ba Bến Tre, cô Ngọc Ánh, Bạch Huệ, Huyền Trân, …vân …vân.
Nữ danh ca tài tử Bạch Huệ tên thật là Huỳnh Thị Huệ, sanh năm 1933 tại Cần Thơ. Con của nhạc sư Sáu Tửng, chuyên đờn kìm và là em ruột của nhạc sĩ tân nhạc Huỳnh Anh, người được biết qua hai bài tân nhạc đã một thời là nhạc được ưa thích nhất của giới sinh viên – thanh niên ở Saigon.
Đó là bản nhạc Hoa trắng thôi cài trên áo tím, nhạc Huỳnh Anh, thơ Kiên Giang và bản nhạc Mưa Rừng, sáng tác riêng cho cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga ca trong tuồng Mưa Rừng của Hà Triều Hoa Phượng.
Truyền thống gia đình
Từ nhỏ, cô Bạch Huệ đã thâm nhiểm điệu đàn câu ca cổ nhạc vì cha của cô là nhạc sư chuyên xử dụng cây đờn kìm, ông có nhiều bạn nhạc sĩ thường tổ chức những buổi đờn ca tài tử ở địa phương. Khi nhạc sư Sáu Tửng đi đờn cho gánh hát của bà Phùng Há thì ở nhà, cô Bạch Huệ cũng được các chú bác nhạc sĩ, bạn của cha cô dạy cho cô ca và mời cô tham gia các buổi đờn ca tài tử. Bạch Huệ nổi tiếng là một danh ca, ca rất đúng bài bản cổ nhạc và ca chắc nhịp, giọng ca mượt mà truyền cảm nên nhiều người khuyên cô nên theo nghề nghiệp cầm ca  của gia đình.
Năm 1947, lúc 14 tuổi, Bạch Huệ lên Saigon tìm đường tiến thân bằng con đường ca cổ nhạc. Nhiều nhạc sĩ đờn cho các quán ca nhạc và đài phát thanh là bạn của nhạc sư Sáu Tửng nên họ mời Bạch Huệ đến ca trong quán ca nhạc Đức Thành Hưng ở sau chợ Saigòn và quán cổ nhạc của thầy Mười An ở Cầu Ông Lãnh. Cô Bạch Huệ nổi danh là một danh ca chẳng những tốt giọng mà về nghệ thuật, cô ca rành rẽ, đúng điệu 20 bài bản Tổ, 3 Nam, 6 Bắc, 4 Oán và 7 bài. Đây là một trường hợp đặc biệt vì ít có ca sĩ học đầy đủ trọn  bài bản, phần đông các ca sĩ chỉ học ca từng lớp của mỗi bài ca. Ví vụ ca Nam Ai, họ chỉ học Nam Ai lớp một hay bản Nam Ai lớp mái, chứ không học đủ trọn bài một cách căn bản như Bạch Huệ.
Danh ca Tám Thưa, trưởng Ban Việt Nam Cổ Nhạc đoàn mời cô ca trên đài Phát Thanh Pháp Á và sau đó thu nhận cô làm ca sĩ của Ban Việt Nam Cổ nhạc đoàn. Đài Phát Thanh Saigon. Các hãng dĩa Asia, Hoành Sơn, Pathé cũng nhanh chóng khai thác giọng ca lạ và khả năng ca nhiều bài bản của nữ danh ca Bạch Huệ để giới thiệu với thính giả miền Nam và cả thính giả Hà Nội và Huế
Nữ ca sĩ Bạch Huệ ca theo lối chân phương, đúng từng điệu thức, đúng theo phong cách tài tử nên thính giả , thực khách của các nhà hàng ca nhạc rất thích nghe nữ danh ca Bạch Huệ ca, tuy nhiên vì số thính giả chọn lọc nên số thính giả đó chỉ là một số rất ít nếu so với khán giả cải lương, vì vậy thu nhập của các ca sĩ tài tử như Bạch Huệ, Sáu Thoàng, Chín Sớm cũng thua sút xa so với các danh ca vọng cổ trong lãnh vực cải lương như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Mỹ Châu, Ngọc Giàu…
Các danh ca chuyên đờn ca tài tử như Sáu Thoàng, Chín Sớm, Thành Công, Kim Nguyên gia nhập các gánh hát Kim Thoa, Thanh Minh, Kim Chung với hy vọng tìm một địa vị khả quan trên sân khấu cải lương nhờ vào giọng ca tốt và biết nhiều bài bản cổ nhạc. Nữ danh ca Bạch Huệ cũng gia nhập đoàn hát Hoài Dung – Hoài Mỹ và trong hai năm 1957 – 1958, cô đã thay đổi qua các đoàn hát khác như Song Kiều, Kim Thanh, Tơ Đồng nhưng ca sĩ Bạch Huệ sớm nhận ra rằng hát trên sân khấu cải lương không phải chỉ có ca cổ nhạc mà còn phải có khả năng diễn xuất, phải có duyên sân khấu và phản ứng nhạy bén với các bạn diễn. Diễn viên cải lương muốn thành công cần phải có nhan sắc đẹp, giỏi vũ đạo trên sân khấu, có phong thái sang trọng, và nhứt là có dịp may gặp một vai tuồng thích hợp để phát huy khả năng ca diễn của mình.
Danh ca vọng cổ

huynhanh150.jpg
Nhạc sĩ tân nhạc Huỳnh Anh. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương.
Nữ ca sĩ Bạch Huệ không được khán giả hoan nghinh như các thính giả đã hoan nghinh giọng ca tài tử của Bạch Huệ. Do đó, tuy trong việc đờn ca tài tử ở các đài phát thanh, hãng dĩa hay các quán ca nhạc không mang lại cho Bạch Huệ một số thu nhập khá để cho cuộc sống được thoải mái nhưng Bạch Huệ cũng đành chấp nhận việc trở về với ca nhạc tài tử ở Đài Phát Thanh, hợp với khả năng của cô. Trong những thập niên 50, 60, 70, các danh ca vọng cổ thành danh trên sân khấu cải lương đều có ký contrat bạc triệu với các bầu gánh hát, số lương cũng lên đến vài ngàn đồng mỗi suất hát. Các danh ca tài tử thì bị thiệt thòi về tài chánh, số thu nhập rất khiêm tốn. Ca sĩ Thành Công có vợ là chủ tiệm may Hạnh Dung nên cuộc sống kinh tế thoải mái hơn các ca sĩ tài tử khác.
Nữ ca sĩ Bạch Huệ vẫn đeo đuổi theo nghiệp cầm ca mà cô đã chọn theo truyền thống của gia đình. Tuy thu nhập vừa đủ sống nhưng về phần tinh thần thì Bạch Huệ được các nghệ sĩ ngành ca cổ tôn vinh là bậc thầy trong lối ca tài tử.
Khi cô Ngọc Ánh, giảng viên dạy ca cổ nhạc trường quốc gia âm nhạc từ trần, Bạch Huệ được mời dạy ca thế cho cố nghệ sĩ Ngọc Ánh.
Đến những năm 1990, tình hình sân khấu cải lương xuống dốc, người ta tổ chức mỗi tháng một lần chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc với hy vọng phục hồi phong trào đờn ca tài tử cổ nhạc, tiền thân của nghệ thuật sân khấu cải lương. Nội dung chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc gồm có nhiều bài vọng cổ nổi tiếng, nhiều trích đoạn cải lương hay với thành phần nghệ sĩ tài danh nhiều thế hệ đã thu hút đông đảo khán giả mỗi tháng một lần, khi thì Vầng Trăng Cổ Nhạc được tổ chức trên sân thượng khách sạn Rex, khi thì được tổ chức trong khu du lịch Đầm Sen. Ở khu dưỡng lão nghệ sĩ cũng tổ chức mỗi tháng một lần chương trình Đêm Rầm Ca Hát.
Các tỉnh tổ chức Vầng Trăng Cổ Nhạc ở địa phương và tổ chức nhiều cuộc thi tuyển những giọng ca vàng, các tour du lịch sinh thái có đờn ca tài tử cổ nhạc. Nữ ca sĩ Bạch Huệ tuy đã lớn tuổi ( 74 tuổi ) nhưng sức khoẻ nghệ sĩ Bạch Huệ còn tốt, giọng ca còn truyền cảm nên cô được mời dạy ca cho các lớp ca tài tử từ vỡ lòng đến các lớp cao với 20 bài bản tổ ở thàng phố và một số tỉnh như Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Cần Thơ. Nữ nghệ sĩ Bạch Huệ cũng được mời làm giám khảo các kỳ thi đờn ca tài tử ở thành phố và các tỉnh.
Khi sân khấu cải lương diễn trọn tuồng không có rạp hát để diễn, khán giả cải lương mất dần thói quen đến rạp hát để coi hát thì những chương trình ca lẽ, ca vọng cổ và hát trích đoạn cải lương của Vầng Trăng Cổ Nhạc được khán thính giả ưa thích, dịp nầy khiến cho nữ nghệ sĩ Bạch Huệ và các ca nhạc sĩ chuyên đờn ca tài tử có đất để hoạt động. Nữ nghệ sĩ Bạch Huệ được phong là Nghệ Nhân Dân Gian sau 60 năm góp công với nền nghệ thuật đờn ca tài tử.
Hiện nay ít có nghệ sĩ thông hiểu tường tận và đầy đủ 20 bài bản Tổ, phần lớn các nghệ sĩ chỉ học ca từng lớp trong mỗì bản ca theo yêu cầu của từng tuồng, tôi nghĩ là nếu không thu thanh ghi âm lại tất cả điệu thức, cách ca, cách đờn thì tôi e rằng sau khi các nghệ nhân lão thành khuất núi rồi thì nghệ thuật đòn ca 20 bài bản Tổ sẽ thất truyền.

Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Huỳnh Anh: Thuở Ấy Có Em




Tác giả : Trần Chí Phúc

Khoảng mười năm trước, tôi có phỏng vấn nhạc sĩ Huỳnh Anh để phát thanh trên chương trình radio mang tên Văn Nghệ Hoa Vàng. Nội dung câu chuyện khá dài gần một tiếng đồng hồ, ông nói chuyện rất thoải mái và do đó tôi hiểu thêm về cuộc đời văn nghệ của ông.
Tôi ở San Jose còn ông thì cư ngụ tại San Francisco cách nhau khoảng một giờ lái xe. Thỉnh thoảng nhạc sĩ Huỳnh Anh xuống San Jose tham dự những buổi văn nghệ cộng đồng. Ông có lúc đàn dương cầm, có lúc hát và giọng ca của ông cũng truyền cảm, diễn tả với phong cách của một nhạc sĩ lão luyện từng ở trong ban nhạc trình diễn phòng trà Sài Gòn những năm xưa.

Một lần, thay vì hát nhạc của chính mình, tôi nghe ông trình diễn bài Còn Chút Gì Để Nhớ, thơ Vũ Hữu Định nhạc Phạm Duy, kể cũng là lạ.

Cách đây gần mười năm, anh em văn nghệ có tổ chức một đêm nhạc chủ đề 50 Năm Nhạc Huỳnh Anh ở khách sạn Le Baron cũ, khách tham dự đông đảo. Một điều thú vị là cũng đêm này nghệ sĩ Thành Được tổ chức đêm 50 năm ca hát tại sân khấu Santa Clara Theater và cũng không còn ghế trống. Hỏi ra thì mạnh ai nấy tổ chức, khi biết là cùng ngày giờ thì đã lỡ mướn chỗ rồi, không đổi được nữa. Tôi đều quen cả hai người cho nên đêm đó phải đi dự cả hai bên.

Tôi nói đùa với bạn bè rằng hai người nghệ sĩ này thời còn trẻ đều yêu nghệ sĩ Thanh Nga, coi như là tình địch thì về già cũng còn đấu với nhau.

Nhắc tới Thanh Nga thì nhớ tới bài hát Mưa Rừng của Huỳnh Anh, bài hát diễn trong vở tuồng cải lương cùng tên mà cô đào thanh sắc vẹn toàn này đóng vai chính và cô đã hát bài này. Hát một bài tân nhạc trong một vở cải lương là một điều hiếm thấy và ca khúc Mưa Rừng đã rất thành công, trở thành giai thoại văn nghệ đẹp đẽ.

Huỳnh Anh là con trai của nhạc sĩ Sáu Tửng, một danh cầm cổ nhạc miền Nam. Có lẽ dòng máu cổ nhạc Nam Bộ trong người cho nên những nhạc phẩm nổi tiếng của ông có bàng bạc nét buồn man mác này.

Tháng 2 năm 2013, Lê Huy trưởng ban nhạc Phượng Hoàng khai trương phòng ca nhạc Phoenix Center ở San Jose có mời ông và nhiều bằng hữu văn nghệ. Nhạc sĩ Nam Lộc lên sân khấu kể rằng thời di tản năm 1975, ở trong trại tị nạn anh sáng tác bản Sài Gòn Vĩnh Biệt và nhờ nhạc sĩ Huỳnh Anh chép dùm nhạc. Tôi có dịp trò chuyện và chụp chung bức hình với ông. Mấy tháng sau trong một lần điện thoại với nhạc sĩ Lê Dinh ở Canada thì ông bảo là nên tổ chức cho tác giả Mưa Rừng một đêm nhạc vì sức khỏe ông ấy yếu lắm. Cách đây hơn một tháng tôi gọi điện thoại thăm thì ông bảo là có người sẽ tổ chức và ông chuẩn bị đi xa, đợi về rồi mới tính. Đó là lần tiếp xúc cuối cùng.

Trần Chí Phúc và nhạc sĩ Huỳnh Anh, tháng 2- 2013 - Ảnh Huỳnh Minh Nhựt.

Và ông đã ra đi vào chiều thứ sáu 13/12/2013 ở tuổi 81, kể ra cũng là thọ đối với cuộc sống nghệ sĩ lang bạt giang hồ như ông.

Bồ Giang Công Tử có viết một bài đăng trên tờ báo Nghệ Thuật do Lê Dinh chủ trương ở Montreal, số 125 tháng 8/2004 tựa đề là Huỳnh Anh- Gã Giang Hồ Trong Âm Nhạc khá nhiều chi tiết thú vị. Tác giả bài báo là Nguyễn Thái Dũng một bằng hữu tôi quen ở Calgary đã nghe nhạc sĩ kể chuyện văn nghệ khi ông qua Montreal thăm Lê Dinh.

Phan Anh Dũng đã thực hiện một trang chủ đề về nhạc sĩ Huỳnh Anh trên Cỏ Thơm Magazine, quí vị có thể vào trang mạng này để nghe những ca khúc và một số bài viết về ông.

Chương trình radio Văn Nghệ Hoa Vàng phát thanh sẽ thực hiện nhạc chủ đề Huỳnh Anh trên làn sóng 1120AM Thứ Bảy 21/12/2013 với một vài giọng ca ở San Jose để tưởng nhớ ông.

Chương trình có bài Mưa Rừng do chính tác giả hát nghe thật buồn như những giọt mưa trong một buổi chiều rừng núi, có Nếu Ta Đừng Quen Nhau, có Thuở Ấy Có Em, Đời Tôi Chỉ Yêu Một Người, Em Gắng Chờ là bài hát đầu tay mang âm hưởng thời tiền chiến, Loan Mắt Nhung nhạc viết cho phim và có mấy bản sáng tác ở hải ngoại như Thành Phố Sương Mù là San Francisco nổi tiếng nơi ông đã sinh sống với nghề lái tắc xi, có biển thơ mộng để sáng tác bản Biển Đêm, có Rừng Chưa Thay Lá phổ thơ Hoàng Ngọc Ẩn.

Sự nghiệp sáng tác của Huỳnh Anh khoảng 20 ca khúc, báo chí đã gắn liền ca khúc Mưa Rừng vào tên của ông, dễ nghe, dễ hát và dễ nhớ.

Và tôi chọn thêm nhạc phẩm thất tình Thuở Ấy Có Em: "Từ lúc vắng em nên anh thường buồn, hay lang thang ngoài đường nhỏ không tên".

Có lẽ sáng tác văn nghệ cũng ứng vào kiếp sống tác giả. Tôi nghĩ tới những năm lang bạt của ông với chiếc tắc xi chở khách đến nhiều con đường của thành phố dễ thương San Francisco.

Sinh ra ở Cần Thơ, thủ phủ miền Tây Nam Bộ, với sông nước hữu tình năm 1932 và nằm xuống cuối năm 2013 tại thành phố sương mù có biển núi nên thơ San Francisco, và sẽ làm lễ hỏa táng tại San Jose- Thung Lũng Hoa Vàng với sự tham dự của giới nghệ sĩ ca nhạc từ các nơi về; sự dừng bước giang hồ cũng mang thêm chất thi vị cho cuộc đời nhạc sĩ Huỳnh Anh.

San Jose 18/12/2013

Monday, December 16, 2013

Nhạc Sĩ Huỳnh Anh

Nhạc Sĩ Huỳnh Anh

"Em Gắng Chờ" Nhạc Sĩ Quỳnh Anh 
Trình Bày Ca Sĩ Trần Thái Hòa Paris By Night, 
Nhạc phẩm đầu tay của Nhạc Sĩ Huỳnh Anh vào năm 1958

Mưa Rừng Nhạc Cảnh với Ca Sĩ Như Quỳnh và có sự hiện diện của Nhạc Sĩ Huỳnh Anh trên Sân Khấu Paris By Night và MC Nguyễn Ngọc Ngạn


Tân Cổ giao duyên với Thanh Nga trong nhạc phẩm Mưa Rừng



NHẠC SĨ HUỲNH ANH (1932-2013)

Thuở Ấy Có Em

 


Nhạc sĩ Huỳnh Anh vừa lặng lẽ ra đi tại một bệnh viện thuộc thành phố San Francisco lúc 3g00 chiều ngày thứ sáu 13 tháng 12 năm 2013. Tin "Anh Ba" Huỳnh Anh nhập viện trở lại đã được ca sĩ Trúc Mai thông báo trong đêm Tiếng Hát Bích Chiêu ngày 24 tháng 11/2013 tại Quận Cam. Cách đây 1 tuần, thứ sáu 6 tháng 12, Phương Hồng Quế gọi cho nhạc sĩ Huỳnh Anh dựa trên số điện thoại mà Trúc Mai đã đưa, Quế nói: "Anh Ba ơi, tình hình sức khỏe anh giờ thế nào, tụi em dưới này nghe tin chị Trúc Mai báo lo quá?". tiếng nói tác giả Mưa Rừng trả lời rất yếu trên điện thoại: "Mệt lắm em ơi.. Bác sĩ sẽ cho biết rõ ràng 2 ngày nữa..". Quế tiếp: "Anh ráng khỏe lại, rồi xuống đây nhé. Mấy anh chị Ngọc Chánh, Thanh Thúy, Jimmy Tòng, A. Thời Bida, ban nhạc Trung Nghĩa, nhóm anh Cử.. muốn làm một đêm Huỳnh Anh vào tháng 1 tới đây. Em và T.Q.Bảo lấy được vũ trường Avec thì tốt, còn không thì làm ở Bleu Club cũng được. Hôm đó Anh phải bay xuống nhé". Không biết vì sức khỏe cạn kiệt hay xúc động, anh thều thào những câu nói rất nhỏ: "Cám ơn mọi người hộ anh nhé.. Phải coi sao đã, chứ anh mệt lắm rồi..". Và hình như sau đó, không còn nghệ sĩ nào có thể gọi được cho anh nữa. Tất cả cuộc gọi cho Huỳnh Anh đều đi vào tin nhắn.
Chiều hôm nay, trong buổi cơm hội ngộ với ca sĩ Thanh Phong từ Pháp sang, buổi ăn có Phượng Linh, Trang Thanh Lan, Phương Hồng Quế, TQB.. tin Huỳnh Anh vừa ra đi lúc 3g00 chiều do nhạc sĩ Jimmy Tòng từ Las Vegas thông báo đã làm cho cả nhóm bàng hoàng. Trước đó, tiếng hát của nhóm "Sao Băng" Thanh Phong dự tính sẽ từ Paris bay sang tham dự nếu Ban Tổ Chức cho biết ngày giờ cụ thể.. Mới nói với nhau, vậy mà giờ đây.. những giọt "Mưa Rừng" đã ngừng rơi. Vĩnh biệt Anh, tay trống và giòng nhạc tài hoa. Vĩnh biệt nụ cười đôn hậu. Vĩnh biệt những đêm nhạc vũ trường Saigon ngày nào với tiếng cười, tiếng trống lẫn tiếng hát Huỳnh Anh.. Ai ai cũng yêu Mưa Rừng, riêng tôi, một cậu bé ngày nào, khi xem phim Loan Mắt Nhung về, cứ ngồi khóc mãi, bởi ca khúc nhạc phim Huỳnh Anh đã viết, có những lời ca ngậm ngùi:
"Lòng phố khuya bước chân còn khua dài Tìm về thơ ấu đếm ngày qua Khóc chi nhiều đã bao chiều chỉ riêng mình thêm cô liêu Qua vùng thương hận thêm tóc rối tù đày ngõ tối đam mê"
Vĩnh biệt Anh.
TRẦN QUỐC BẢO
(Số tới: Những kỷ niệm với nhạc sĩ Huỳnh Anh qua ký ức của nhiều ca nhạc sĩ Thanh Thúy, Phương Hồng Quế, Bích Chiêu, Trung Nghĩa, Trang Thanh Lan, Băng Châu, Jimmy Tòng, Ngọc Chánh, Ngọc Minh, MC Ngọc Phu..)
Theo tư liệu, dưới đây là vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Huỳnh Anh:
Huỳnh Anh (sinh 1932 tại Cần Thơ) là một nhạc sĩ Việt Nam, tác giả của những ca khúc được nhiều người biến đến như Mưa rừng, Kiếp cầm ca, Rừng lá thay chưa.
Tiểu sử
Huỳnh Anh là con trai của nghệ sĩ Sáu Tửng, một người chơi đàn kìm nổi tiếng của nhạc cải lương miền Nam. Năm 1947 Huỳnh Anh chính thức bước vào con đường âm nhạc với vai trò một tay trống trong một ban nhạc tại thành phố Đà Lạt. Từ đó cho tới năm 1957, ông là nhạc công cho những đoàn cải lương, các phòng trà ca nhạc với các ban nhạc Philippines. Huỳnh Anh chơi được nhiều nhạc cụ, từ guitar, piano cho tới kèn, percussion. Từ những năm 1950, Huỳnh Anh là một tay trống lừng lẫy của các vũ trường. Năm 1957 ông trở thành trưởng ban nhạc và trình diễn ở nhiều phòng trà, vũ trường của Sài Gòn cho tới 1975. Huỳnh Anh rời Việt Nam cuối tháng 4 năm 1975 và định cư tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ.

Hòang Oanh / Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím 

 

Sự nghiệp sáng tác
Huỳnh Anh sáng tác không nhiều, chỉ khoảng 20 bài. Một trong những nhạc phẩm đầu tiên của ông là Em gắng chờ, ra đời khoảng cuối thập niên 1950. Tiếp theo đến những ca khúc khác được nhiều người biết tới như Lạnh trọn đêm mưa, Kiếp cầm caMưa rừng sáng tác cho vở cải lương cùng tên. Theo lời của Huỳnh Anh, ca khúc Kiếp cầm ca ông sáng tác để tặng nghệ sĩ Thanh Nga. Huỳnh Anh còn có một nhạc phẩm Thuở đó có em nổi tiếng qua tiếng hát của Sĩ Phú.
Ông cũng sáng tác một vài ca khúc cho các phim điện ảnh như ca khúc Loan Mắt Nhung cho bộ phim cùng tên năm 1970 có sự tham gia diễn xuất của Thanh Nga và Sa mạc tuổi trẻ trong phim Điệu ru nước mắt.

Kim Anh / Biết Nói Gì Đây

 

Một số tác phẩm của Huỳnh Anh đã phát hành
  • Biển đêm
  • Biết nói gì đây
  • Buổi chiều lá rụng
  • Đời tôi chỉ một người
  • Em gắng chờ
  • Gió núi mưa rừng
  • Gửi về bên ấy (thơ Trần Quốc Lịch)
  • Hoa trắng thôi cài trên áo tím (thơ Kiên Giang)
  • Huyền sử ca
  • Khung trời tưởng nhớ
  • Kiếp cầm ca
  • Lá úa chiều thu
  • Lạnh trọn đêm mưa
  • Loan Mắt Nhung
  • Men rượu ly bôi
  • Mưa rừng (1961)
  • Mừng nắng xuân về
  • Một ngày xa lắm (thơ Thanh Nga)
  • Ngày mai đám cưới người ta
  • Những bước chân hoang
  • Nếu anh về bên em
  • Nếu ta đừng quen nhau
  • Rừng lá thay chưa (thơ Hoàng Ngọc Ẩn)
  • Thành phố sương mù
  • Thuở ấy có em
  • Tiếng ru ngàn đời
  • Tìm đâu phút ban đầu
  • Tình chỉ đẹp khi còn dang dở


alt 
Ban nhạc tại vũ trường Đại Nam: Lê Văn Thiện (thứ nhất từ trái sang), Đan Thọ (thứ nhì), Huỳnh Anh (thứ năm)
Ban nhạc tại vũ trường Đại Nam: Lê Văn Thiện (thứ nhất từ trái sang), Đan Thọ (thứ nhì), Huỳnh Anh (thứ năm)
Huỳnh Anh (ngồi ở giữa), Đoàn Châu Nhi, Dương Quang Định, Dương Quang  Minh
Huỳnh Anh (ngồi ở giữa), Đoàn Châu Nhi, Dương Quang Định, Dương Quang Minh
alt
alt
TQB mời nhạc sĩ Anh Bằng, nhạc sĩ Huỳnh Anh lên sân khấu chụp hình lưu niệm trong đêm Vinh Danh nhạc sĩ Lê Văn Thiện tổ chức ngày 14 tháng 9 năm 2008 tại vũ trường Majestic.
 Nhạc Sĩ Huỳnh Anh
TQB mời nhạc sĩ Anh Bằng, nhạc sĩ Huỳnh Anh lên sân khấu chụp hình lưu niệm trong đêm Vinh Danh nhạc sĩ Lê Văn Thiện tổ chức ngày 14 tháng 9 năm 2008 tại vũ trường Majestic.
Đêm vinh danh nhạc sĩ Lê Văn Thiện thật cảm động với   sự hiện diện của các ca nhạc sĩ kỳ cựu tham dự như Anh Bằng, Huỳnh Anh, Vũ Thành An, Thanh Thúy, Thanh Châu, tài tử Trần Quang, Lệ Thu, Duy Quang, Phương Hồng Quế, Thanh Lan, Nam Lộc, Kỳ Phát, Trúc Mai, Phương Dung, Hương Lan, Việt Dzũng, Thanh Mai, Quang Lê, Carol Kim, Ngọc Hiếu, Trường Hải, Kim Tuyến, Tâm Đan, Trang Thanh Lan, Trúc Hồ, Quốc Anh..

Đêm vinh danh nhạc sĩ Lê Văn Thiện thật cảm động với sự hiện diện của các ca nhạc sĩ kỳ cựu tham dự như Anh Bằng, Huỳnh Anh, Vũ Thành An, Thanh Thúy, Thanh Châu, tài tử Trần Quang, Lệ Thu, Duy Quang, Phương Hồng Quế, Thanh Lan, Nam Lộc, Linh Phương, Kỳ Phát, Trúc Mai, Phương Dung, Hương Lan, Việt Dzũng, Thanh Mai, Quang Lê, Carol Kim, Ngọc Hiếu, Trường Hải, Kim Tuyến, Tâm Đan, Trang Thanh Lan, Trúc Hồ, Quốc Anh..
Tuấn Vũ Rừng Chưa Thay Lá

 

Bản nhạc đầu tay :

TC thích nhứt bài :Thủa ấy có em

Thumbnail
http://www.youtube.com/watch?v=IgEq8Bj5kI4

Là một nhạc sĩ, tác giả của những ca khúc được nhiều người biết đến như Mưa Rừng, Kiếp Cầm Ca, Rừng Lá Thay Chưa.
.Nhạc sĩ Huỳnh Anh sinh năm 1932 ở Cần Thơ. Cha ông là nghệ sĩ Sáu Tửng, một người chơi đàn kìm nổi tiếng của nhạc cải lương miền Nam. Năm 1947 Huỳnh Anh chính thức bước vào con đường âm nhạc với vai trò một tay trống trong một ban nhạc tại thành phố Đà Lạt. Từ đó cho tới năm 1957, ông là nhạc công cho những đoàn cải lương, các phòng trà ca nhạc với các ban nhạc Phi Luật Tân. Huỳnh Anh chơi được nhiều nhạc cụ, từ guitar, piano cho tới kèn, percussion. Từ những năm 1950, Huỳnh Anh là một tay trống lừng lẫy của các vũ trường. Năm 1957 ông trở thành trưởng ban nhạc và trình diễn ở nhiều phòng trà, vũ trường của Sài Gòn cho tới 1975.
Huỳnh Anh sáng tác không nhiều, chỉ khoảng 20 bài. Một trong những nhạc phẩm đầu tiên của ông là Em gắng chờ, ra đời khoảng cuối thập niên 1950. Tiếp theo đến những ca khúc khác được nhiều người biết tới như Lạnh trọn đêm mưa, Kiếp cầm ca và Mưa rừng sáng tác cho vở cải lương cùng tên. Theo lời của Huỳnh Anh, ca khúc Kiếp cầm ca ông sáng tác tặng nghệ sĩ Thanh Nga. Huỳnh Anh còn có một nhạc phẩm Thuở đó có em nổi tiếng qua tiếng hát của Sĩ Phú.
Ông cũng sáng tác một vài ca khúc cho các phim điện ảnh. Như ca khúc Loan Mắt Nhung cho bộ phim cùng tên năm 1970 có sự tham gia diễn xuất của Thanh Nga và Sa mạc tuổi trẻ trong phim Điệu ru nước mắt.
Huỳnh Anh rời Việt Nam cuối tháng 4 năm 1975 và định cư tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ..


....thủa ấy có em anh yêu cuộc đời...
*;) winking


Nếu Anh Về Bên Em Loan Châu, Trúc Lam, Trúc Linh 

 

Biết Nói Gì ĐâyBài này có nhạc ngheHát karaoke
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Cẩm Ly; Đàm Vĩnh Hưng
Biết nói gì đây, khi hai đường đời ngăn chia mình rồi. Bao nhiêu thương nhớ, bao nhiêu đợi chờ chưa hoen lối đi. Đêm đêm anh nhắn gió. Gởi mây về cho em. Trao cho em tiếng hát. Mình yêu nhau ngày ấy. Nhưng
Đám Cưới Người TaBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Chế Thanh; Duy Trường
Ngày nào bên nhau mộng ước dài lâu. Tình nghèo đôi ta hẹn mãi yêu nhau. Rồi nay ta cách biệt lâu. Em đang có nơi sang giầu. Để anh nhận lấy thương đau. Giờ này như nghe mộng ước chìm sâu. Tình mình nay thôi còn
Đời Tôi Chỉ Một NgườiBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Thế Sơn; Duy Khánh
Đời tôi chỉ yêu.. một người. Mà một hình bóng đã ăn sâu lòng tôi. Đường xưa lạnh nắng.. ướt vai mưa rơi phố nhỏ.. đón ai. Ước mộng đẹp duyên thắm đời. Đời tôi chỉ yêu.. một người. Để rồi thương nhớ mãi cho nhau
Em Gắng ChờBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Trần Thái Hoà
Trên bến chia ly một chiều, em tiễn đưa anh nghẹn ngào. Nhìn nhau bâng khuâng nao nao ... ôi buồn sao ! Xa lũy tre xanh dịu hiền, xa chốn quê hương mặn nồng. Vai súng hiên ngang hẹn cùng ...người cũ ... Em gắng
Gió Núi Mưa RừngBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ thể : Trường Vũ; Thanh Thúy
Gió núi mưa rừng trong hoang vu đìu hiu. Buồn ơi là buồn, buồn số kiếp tịch liêu. Thôi hết rồi người đi mất rồi. Ðâu còn ai ngóng đợi. Mưa ơi mưa ơi. Có biết chăng người đang như tơ lòng không. Ðành vắng nụ cười
Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo TímBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nhạc Huỳnh Anh, thơ Kiên Giang
Ca sĩ : Thanh Thúy; Hoàng Oanh; Vũ Khanh; Quốc Dũng; Thanh Thanh Hiền & Thanh Cường
Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím. Từ ngày binh lửa ngập quê hương. Luyến thương chan chứa tình quê mẹ. Song nước phù sa gợi tình. Lâu quá không về thăm xóm cũ. Để nhìn mây chiều nhẹ im trôi. Để nghe khe khẽ lời
Khung Trời Tưởng NhớBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Thanh Thúy
Gió mây trôi hững hờ mờ giăng kín khung trời nhớ. Sương rơi hắt hiu phố chiu. Ôi nỗi buồn nặng trĩu quê hương. Phố xưa nay xa mờ. Còn đâu ánh trăng ngày thơ. Nơi đây đắng cay não nề. Trong những chiều mưa gió lê
Kiếp Cầm CaBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Hồ Lệ Thu; Minh Thuận; Tuấn Vũ; Hà Thanh Xuân; Mỹ Huyền; Phương Dung; Trang Mỹ Dung
Mưa rơi cho đời thêm nhớ thương. Hạt mưa ướt vai người tha hương. Mưa rơi phố thưa vắng tiêu đìều. Xóm nghèo quạnh hiu màn đêm tịch liêu. Đêm đêm đem lời ca tiếng thơ. Đời ca hát cho người mua vui. Nhưng khi cánh
Lá Úa Chiều ThuBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Thái Thanh
Chiều tàn bóng tà dương chưa đi. Tôi lê bước trên muôn ngàn lá vàng. Sương rơi đìu hiu những chiều thu gợi buồn. Những chiều mưa hững hờ trên lối đi. Một mình tôi thầm nghe mưa rơi. Heo may hắt hiu trên đường vắng
Lạnh Trọn Đêm MưaBài này có nhạc ngheHát karaoke
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Mai Tuấn; Mạnh Quỳnh; Minh Tuyết; Tuấn Vũ; Chế Linh; Hồ Ngọc Hà & Đức Tuấn; Chế Thanh; Khánh Duy; Lưu Hồng; Như Quỳnh; Người Hát Rong
Mưa buồn ơi thôi ngừng tiếng. Mưa cho phố nhỏ càng buồn thêm. Mưa rơi gác xưa thêm lạnh vắng. Phòng côi lắng tiêu điều. Đường khuya vắng dìu hiu. Đêm sầu đi trong tủi nhớ. Bao thương nhớ chỉ là mộng mơ. 

Lạnh Trọn Ðêm Müa
Tác giả: Huỳnh Anh
Mua bươn oi, thoi ngung tièng mua cho pho nho cang
LK Chuyện Ba NgườiBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh & Trần Thiện Thanh - Quốc Dũng & Xuân Ky - Phan Trần
Ca sĩ : Quang Linh & Cẩm Ly & Đan Trường
Hẹn chiều nay mà sao không thấy em. Gió hiu hiu, lòng bỗng nghe lạnh thêm. Chiều mù sương hay mù khói thuốc anh? Em không lại anh nhủ lòng sao đây? Em cứ hẹn chiều mai rồi lại không thấy em. Áo ai xanh hờ hững
LK Khi Em Nhin Anh & Nếu Em Về Bên AnhBài này có nhạc nghe
Tác giả: Y Vân & Huỳnh Anh
Ca sĩ : Thanh Phong & Ngọc Minh
Khi em nhìn anh. Từ đôi mắt đen dịu dàng. Như trăng hồ thu. Đợi thuyền tình anh ghé thăm. Ánh mắt em u buồn, mái tóc anh ươm sầu. Đã thấy trong thiên hạ. Ai buồn, ai buồn bằng... Đôi lứa.. chúng ta ?! Em
Loan Mắt NhungBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Thái Châu; Người Hát Rong
Đường vắng thưa bước chân buồn âm thầm. Đèn khuya hiu hắt ánh điện câu. Giữa đêm sầu ngõ không màu, sống lạc loài thân đơn côi. Chôn tuổi xanh chìm trong bóng tối vực sâu nhiều đắng cay. Lòng phố khuya bước chân còn
Lời Mẹ Ru ConBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Phi Nhung; Hạ Vy
Lời mẹ ru con mãi về sau còn rung tiếng người. Một ngày trong nôi tay mẹ nâng giấc mơ vào đời. Dạt dào thương yêu, chong đèn khuya mẹ thức từng đêm. Xót xa trong lòng, mai sớm đời con sẽ về đâu. Lời mẹ ru con lên đồi
Mưa RừngBài này có nhạc ngheHát karaoke
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Cẩm Ly; Mai Hậu; Như Quỳnh; Phi Nhung; Trường Vũ; Tâm Đoan; Tuấn Vũ; NguoiDepDiamond; Bích Tuyền; Đàm Vĩnh Hưng; Đông Đào; Hạ Vy; Long Nhật; Mai Thiên Vân; Mạnh Quỳnh; Phượng Mai; Thanh Tuyền; Lệ Quyên; Hà Thanh Xuân; Gilinh
Mưa rừng ơi! Mưa rừng! Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên. Phải chăng mưa buồn vì tình đời, mưa sầu vì lòng người Duyên kiếp không lâu. Mưa từ đâu mưa về làm muôn lá hoa rơi tả tơi. Tiếng mưa gió lạnh về lùa ngoài
Mừng Nắng Xuân VềBài này có nhạc ngheHát karaoke
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Phi Thúy Hạnh; Anh Tiến; Hợp Ca; Kiều Nga; Lệ Thu; Minh Thu; Như Mai; Vô Thường; Mỹ Mỹ; Thiên Kim
Nắng xuân về trên muôn.. hoa. Nắng xuân về tươi thắm mọi.. nhà. Người người vui đón xuân đã về. Một mùa xuân mới chan chứa tình. Nắng xuân hồng về nơi.. nơi. Nhớ ai còn xa cách phương.. trời. Về đây người hỡi xuân
Nếu Anh Về Bên EmBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Chưa Biết
Nếu anh về bên em. Những năm sầu thương sẽ không còn. Một mùa xuân lá hoa kết tình. Một mùa thu nắng mây ghép hình. Nếu anh về bên em. Bến sông ngày xưa sẽ êm đềm. Ðể chiều mưa gió muôn phím đàn. Ðể mùa trăng
Nếu Ta Đừng Quen NhauBài này có nhạc ngheHát karaoke
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Phương Diễm Hạnh; Thái Châu; Thanh Tuyền; Như Quỳnh
Nếu ta đừng quen nhau. Một chiều hoa nắng tươi màu. Tình cờ giây phút ban đầu. Gặp nhau không nói nên câu. Mắt anh thầm lặng nói. Duyên kiếp một lời thôi. Giờ còn ghi nhớ mãi. Ngày ấy quá xa mờ. Mưa khuya buồn
Rừng Lá Thay ChưaBài này có nhạc ngheHát karaoke
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Ngọc Lan; Tuấn Vũ; Đàm Vĩnh Hưng; Mai Thiên Vân; Như Quỳnh; Thái Châu; Trường Vũ; Elvis Phương; Giao Linh; Hoài Nam; Duy Nam & Tân Duy Khánh; Đặng Thế Luân
Anh đi rừng chưa thay lá. Anh về rừng lá thay chưa. Phố cũ bây chừ xa lạ. Hắt hiu đợi gió giao mùa. Xuân xưa mình chung đôi bóng. Xuân này mình ngóng trông nhau. Hun hút phương trời vô vọng. Nhớ thương bạc trắng


Thành Phố Sương MùBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Như Quỳnh; Hồng Thảo
Thành phố sương mù, mưa mùa chớm thu. Trời mây xanh nhạt màu, ôi buồn sao. Tôi hay lang thang đường phố nhỏ quán đìu hiu. Một mình đêm đêm tìm về. Một người bỏ quên thành phố. Từ thuở xa người, mấy mùa lá rơi. Người
Thuở Ấy Có EmBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Sĩ Phú; Duy Quang; Thu Phương; Đan Nguyên; Sơn Lê; Trần Thái Hòa; Ngọc Sơn; Mạnh Quỳnh; Randy; Tuấn Vũ; LacQuan; Đàm Vĩnh Hưng
Thuở ấy có em anh yêu cuộc đời, yêu đôi môi hồng điểm nét son tươi. Yêu đôi tay ngà làn má thắm, tóc xanh buông lả lơi, nhớ em nhớ bao thuở ấy. Thuở ấy có em anh chưa từng sầu, chưa đi âm thầm ngoài phố đêm
Tiếng Mẹ Ru Ngàn ĐờiBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Thái Châu; Thanh Hà; Tuấn Anh; Việt Dzũng; NguoiDepDiamond
Lời mẹ ru con mãi về sau còn rung tiếng người. Một ngày trong nôi tay mẹ nâng giấc mơ vào đời. Dạt dào thương yêu, chong đèn khuya mẹ thức từng đêm. Xót xa trong lòng, mai sớm đời con sẽ về đâu. Lời mẹ ru con lên đồi
Tiếng Ru Ngàn ĐờiBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Thanh Hà
Lời mẹ ru con mãi về sau còn rung tiếng người. Một ngày trong nôi tay mẹ nâng giấc mơ vào đời. Dạt dào thương yêu, chong đèn khuya mẹ thức từng đêm. Xót xa trong lòng, mai sớm đời con sẽ về đâu. Lời mẹ ru con lên
Tìm Đâu Phút Ban ĐầuBài này có nhạc nghe
Tác giả: Huỳnh Anh
Ca sĩ : Lệ Thu
Nhìn áng mây chiều, nhạt mầu như sắp tàn. In theo bóng hoàng hôn. Hoa rơi từng cánh bên thềm. Mơ màng nghe lá thu, lạnh lùng rụng tả tơi. Ngày ấy đâu còn, thuyền tình neo bến mộng. Bơ vơ biết về đâu. Ta nương nhờ
Tình Muộn
Tác giả: Huỳnh Anh
Lau mắt đi khóc thương mà chi. Thêm đớn đau cho tình lỡ làng. Còn phút giây mong manh này thôi. Khóc chi em, khóc chi nhiều, còn đêm nay thôi. Mai xa rồi, xa ngàn đời, ta dìu nhau lần cuối. Đi nốt quãng đường

Nhạc Sĩ Huỳnh Anh





Mưa Rừng / Thanh Thúy 

   
Đời Tôi Chỉ Yêu Một Người / Elvis Phương

  Khung Trời Tưởng Nhớ Kiếp Cầm Ca Lạnh Trọn Đêm Mưa / Tuấn Vũ Lá Úa Chiều Thu / Thái Thanh Lạnh Trọn Đêm Mưa / Tuấn Vũ Loan Mắt Nhung / Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang