Monday, January 6, 2014

Nhạc Sĩ Huỳnh Anh


NHẠC SĨ HUỲNH ANH và MƯA RỪNG - Biên soạn: Phan Anh Dũng PDF Print E-mail

Khuya thứ sáu (13 tháng 12, 2013) tôi nhận được một email của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thao gởi cho nhóm bạn học Quốc Gia Âm Nhạc Huế, trong đó có thông tin là Nhạc sĩ "Bé Ba" Huỳnh Anh vừa từ giã cõi đời! Sáng hôm sau, đã có báo điện tử ở Việt Nam đưa tin này ra và sau đó Nhạc sĩ Trần Quang Hải ở Paris cũng thông tin này đến một số thân hữu.
Tôi nhớ lần gặp mặt Nhạc sĩ Huỳnh Anh - nhưng không có dịp trò chuyện - là tại buổi sinh nhật 30 năm của Trung Tâm Asia vào Hè năm 2009 ở Long Beach, Nam California. Ông và 3 nhạc sĩ Ngọc Chánh, Nhật Ngân, Lê Dinh là khách danh dự, được mời lên sân khấu ngỏ lời chúc mừng Nhạc sĩ Anh Bằng và Trung Tâm Asia.
Trước 1975, tôi thích một số nhạc của Nhạc sĩ Huỳnh Anh như: Thuở Ấy Có Em, Đời Tôi Chỉ Một Người, Biết Nói Gì Đây, Nếu Anh Về, Nếu Ta Đừng Quen Nhau, Loan Mắt Nhung, Sa Mạc Tuổi Trẻ ... Dĩ nhiên, ít ai yêu âm nhạc mà không nghe đến bài Mưa Rừng và những giai thoại được "thêu dệt" về bài hát này, xoay quanh liên hệ tình cảm giữa Nhạc sĩ Huỳnh Anh và nữ nghệ sĩ trẻ đẹp nổi tiếng của Miền Nam là Thanh Nga.
Trong số những nhạc phẩm của Ông, có bài Em Gắng Chờ - sáng tác đầu tay khoảng giữa thập niên 1950. Anh Vũ An Thanh, một người bạn nhạc vùng DC thường hay trình bày bản này, giọng hát rất ấm và tình cảm. Hôm nay khi nghe thêm một số ca khúc ít phổ biến của Nhạc sĩ Huỳnh Anh, tôi ngạc nhiên về giai điệu và lời của bài Tìm Đâu Phút Ban Đầu do Lệ Thu hát: "Nhìn áng mây chiều, nhạt mầu như sắp tàn, in theo bóng hoàng hôn. Hoa rơi từng cánh bên thềm, mơ màng nghe lá thu, lạnh lùng rụng tả tơi ..."  Nghe tưởng chừng là sáng tác của một nhạc sĩ "thời tiền chiến"!
Rất thích thú khi nghe màn biểu diễn solo trống, mở đầu bài Loan Mắt Nhung do Elvis Phương thu âm trước 75; và rộn ràng vui tươi tưởng chừng Tết sắp về khi nghe ban hợp ca trẻ trình bày Mừng Nắng Xuân Về với điệu techno!
Mời quý vị xem trang đặc biệt vừa tạm hoàn tất để tưởng nhớ Nhạc sĩ tài hoa Huỳnh Anh, "tay trống thần" của các vũ trường "Sài Gòn ngày tháng cũ". Xin chia buồn cùng toàn thể tang quyến và cầu mong hương linh của Ông sớm được về Cõi Phật.
Phan Anh Dũng (Richmond, Virginia USA - 15 tháng 12, 2013)
Ghi chú: Bản nhạc "Nếu Anh Về" thường được gọi là "Nếu Anh Về Bên Em"; bản nhạc "Đời Tôi Chỉ Một Người" thường được gọi là "Đời Tôi Chi Yêu Một Người"
                                     
                             
                          
                                ( Phân Ưu từ website của Nhạc sĩ Lê Dinh )
                                        Tiểu sử
                                         
Nhạc sĩ Huỳnh Anh sinh năm 1932 tại Cần Thơ, là con trai của nghệ sĩ Sáu Tửng, một người chơi đàn kìm nổi tiếng của nền cải lương miền Nam.
Năm 1947, Huỳnh Anh chính thức bước vào con đường âm nhạc với vai trò một tay trống trong một ban nhạc tại thành phố Đà Lạt. Từ đó cho tới năm 1957, ông là nhạc công cho những đoàn cải lương, các phòng trà ca nhạc với các ban nhạc Philippines. Huỳnh Anh chơi được nhiều nhạc cụ, từ guitar, piano cho tới kèn, percussion.
Năm 1957, ông trở thành trưởng ban nhạc và là một tay trống lừng lẫy trình diễn ở nhiều phòng trà, vũ trường của Sài Gòn.
Năm 1975, Huỳnh Anh rời Việt Nam và định cư tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ. Ông qua đời ngày 13 tháng 12 năm 2013 tại thành phố này.
Huỳnh Anh sáng tác không nhiều, chỉ khoảng 20 bài. Nhạc phẩm đầu tiên của ông là Em gắng chờ, ra đời khoảng cuối thập niên 1950. Tiếp theo đến những ca khúc khác được nhiều người biết tới như Lạnh trọn đêm mưa, Kiếp cầm caMưa rừng, sáng tác cho vở cải lương cùng tên. Theo lời của Huỳnh Anh, ca khúc Kiếp cầm ca ông sáng tác để tặng nghệ sĩ Thanh Nga. Huỳnh Anh còn có một nhạc phẩm Thuở ấy có em nổi tiếng qua tiếng hát của Sĩ Phú.
Ông cũng sáng tác một vài ca khúc cho các phim như ca khúc Loan Mắt Nhung cho bộ phim cùng tên năm 1970 có sự tham gia diễn xuất của Thanh Nga và Sa mạc tuổi trẻ trong phim Điệu ru nước mắt.
Một số tác phẩm
Biển đêm
Biết nói gì đây
Buổi chiều lá rụng
Đời tôi chỉ một người
Em gắng chờ
Gió núi mưa rừng
Gửi về bên ấy (thơ Trần Quốc Lịch)
Hoa trắng thôi cài trên áo tím (thơ Kiên Giang)
Huyền sử ca
Khung trời tưởng nhớ
Kiếp cầm ca
Lá úa chiều thu
Lạnh trọn đêm mưa
Loan Mắt Nhung
Men rượu ly bôi
Mưa rừng
Mừng nắng xuân về
Một ngày xa lắm (thơ Thanh Nga)
Ngày mai đám cưới người ta
Những bước chân hoang
Nếu anh về (viết chung với Y Vân)
Nếu ta đừng quen nhau
Rừng lá thay chưa (thơ Hoàng Ngọc Ẩn)
Thành phố sương mù
Thuở ấy có em
Tiếng ru ngàn đời
Tìm đâu phút ban đầu
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
(Nguồn: theo wikipedia)
                          

        Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Huỳnh Anh: Thuở Ấy Có Em                               Tác giả: Trần Chí Phúc - (Nguồn: Vietbao-online)
Khoảng mười năm trước, tôi có phỏng vấn nhạc sĩ Huỳnh Anh để phát thanh trên chương trình radio mang tên Văn Nghệ Hoa Vàng. Nội dung câu chuyện khá dài gần một tiếng đồng hồ, ông nói chuyện rất thoải mái và do đó tôi hiểu thêm về cuộc đời văn nghệ của ông.
Tôi ở San Jose còn ông thì cư ngụ tại San Francisco cách nhau khoảng một giờ lái xe. Thỉnh thoảng nhạc sĩ Huỳnh Anh xuống San Jose tham dự những buổi văn nghệ cộng đồng. Ông có lúc đàn dương cầm, có lúc hát và giọng ca của ông cũng truyền cảm, diễn tả với phong cách của một nhạc sĩ lão luyện từng ở trong ban nhạc trình diễn phòng trà Sài Gòn những năm xưa. Một lần, thay vì hát nhạc của chính mình, tôi nghe ông trình diễn bài Còn Chút Gì Để Nhớ, thơ Vũ Hữu Định nhạc Phạm Duy, kể cũng là lạ.
Cách đây gần mười năm, anh em văn nghệ có tổ chức một đêm nhạc chủ đề 50 Năm Nhạc Huỳnh Anh ở khách sạn Le Baron cũ, khách tham dự đông đảo. Một điều thú vị là cũng đêm này nghệ sĩ Thành Được tổ chức đêm 50 năm ca hát tại sân khấu Santa Clara Theater và cũng không còn ghế trống. Hỏi ra thì mạnh ai nấy tổ chức, khi biết là cùng ngày giờ thì đã lỡ mướn chỗ rồi, không đổi được nữa. Tôi đều quen cả hai người cho nên đêm đó phải đi dự cả hai bên.
Tôi nói đùa với bạn bè rằng hai người nghệ sĩ này thời còn trẻ đều yêu nghệ sĩ Thanh Nga, coi như là tình địch thì về già cũng còn đấu với nhau.
Nhắc tới Thanh Nga thì nhớ tới bài hát Mưa Rừng của Huỳnh Anh, bài hát diễn trong vở tuồng cải lương cùng tên mà cô đào thanh sắc vẹn toàn này đóng vai chính và cô đã hát bài này. Hát một bài tân nhạc trong một vở cải lương là một điều hiếm thấy và ca khúc Mưa Rừng đã rất thành công, trở thành giai thoại văn nghệ đẹp đẽ.
Huỳnh Anh là con trai của nhạc sĩ Sáu Tửng, một danh cầm cổ nhạc miền Nam. Có lẽ dòng máu cổ nhạc Nam Bộ trong người cho nên những nhạc phẩm nổi tiếng của ông có bàng bạc nét buồn man mác này.
Tháng 2 năm 2013, Lê Huy trưởng ban nhạc Phượng Hoàng khai trương phòng ca nhạc Phoenix Center ở San Jose có mời ông và nhiều bằng hữu văn nghệ. Nhạc sĩ Nam Lộc lên sân khấu kể rằng thời di tản năm 1975, ở trong trại tị nạn anh sáng tác bản Sài Gòn Vĩnh Biệt và nhờ nhạc sĩ Huỳnh Anh chép dùm nhạc. Tôi có dịp trò chuyện và chụp chung bức hình với ông. Mấy tháng sau trong một lần điện thoại với nhạc sĩ Lê Dinh ở Canada thì ông bảo là nên tổ chức cho tác giả Mưa Rừng một đêm nhạc vì sức khỏe ông ấy yếu lắm. Cách đây hơn một tháng tôi gọi điện thoại thăm thì ông bảo là có người sẽ tổ chức và ông chuẩn bị đi xa, đợi về rồi mới tính. Đó là lần tiếp xúc cuối cùng.
                       
           Trần Chí Phúc và nhạc sĩ Huỳnh Anh, tháng 2- 2013 - Ảnh Huỳnh Minh Nhựt


Và ông đã ra đi vào chiều thứ sáu 13/12/2013 ở tuổi 81, kể ra cũng là thọ đối với cuộc sống nghệ sĩ lang bạt giang hồ như ông.

Bồ Giang Công Tử có viết một bài đăng trên tờ báo Nghệ Thuật do Lê Dinh chủ trương ở Montreal, số 125 tháng 8/2004 tựa đề là "Huỳnh Anh - Gã Giang Hồ Trong Âm Nhạc" khá nhiều chi tiết thú vị. Tác giả bài báo là Nguyễn Thái Dũng, một bằng hữu tôi quen ở Calgary đã nghe nhạc sĩ kể chuyện văn nghệ khi ông qua Montreal thăm Lê Dinh.
Phan Anh Dũng đã thực hiện một trang chủ đề về nhạc sĩ Huỳnh Anh trên Cỏ Thơm Magazine, quí vị có thể vào trang mạng này để nghe những ca khúc và một số bài viết về ông.
Chương trình radio Văn Nghệ Hoa Vàng phát thanh sẽ thực hiện nhạc chủ đề Huỳnh Anh trên làn sóng 1120AM Thứ Bảy 21/12/2013 với một vài giọng ca ở San Jose để tưởng nhớ ông.
Chương trình có bài Mưa Rừng do chính tác giả hát nghe thật buồn như những giọt mưa trong một buổi chiều rừng núi, có Nếu Ta Đừng Quen Nhau, có Thuở Ấy Có Em, Đời Tôi Chỉ Yêu Một Người, Em Gắng Chờ là bài hát đầu tay mang âm hưởng thời tiền chiến, Loan Mắt Nhung nhạc viết cho phim và có mấy bản sáng tác ở hải ngoại như Thành Phố Sương Mù là San Francisco nổi tiếng nơi ông đã sinh sống với nghề lái tắc xi, có biển thơ mộng để sáng tác bản Biển Đêm, có Rừng Chưa Thay Lá phổ thơ Hoàng Ngọc Ẩn.
Sự nghiệp sáng tác của Huỳnh Anh khoảng 20 ca khúc, báo chí đã gắn liền ca khúc Mưa Rừng vào tên của ông, dễ nghe, dễ hát và dễ nhớ.
Và tôi chọn thêm nhạc phẩm thất tình Thuở Ấy Có Em: "Từ lúc vắng em nên anh thường buồn, hay lang thang ngoài đường nhỏ không tên".
Có lẽ sáng tác văn nghệ cũng ứng vào kiếp sống tác giả. Tôi nghĩ tới những năm lang bạt của ông với chiếc tắc xi chở khách đến nhiều con đường của thành phố dễ thương San Francisco.
Sinh ra ở Cần Thơ, thủ phủ miền Tây Nam Bộ, với sông nước hữu tình năm 1932 và nằm xuống cuối năm 2013 tại thành phố sương mù có biển núi nên thơ San Francisco, và sẽ làm lễ hỏa táng tại San Jose- Thung Lũng Hoa Vàng với sự tham dự của giới nghệ sĩ ca nhạc từ các nơi về; sự dừng bước giang hồ cũng mang thêm chất thi vị cho cuộc đời nhạc sĩ Huỳnh Anh.
Trần Chí Phúc - San Jose 18/12/2013
                             Nhạc phẩm đầu tay: Em Gắng Chờ
                      


                                          
                                            > Bản nhạc (pdf)             > Trần Thái Hòa hát                             

            Ca khúc được nhiều thính giả yêu mến: Mưa Rừng
                   


                                                                > Bản nhạc (pdf)
                                   
       Huỳnh Anh hát Mưa Rừng           Thanh Nga hát Mưa Rừng - tân cổ giao duyên
         Huỳnh Anh trả lời phỏng vấn của Nguyễn Ngọc Ngạn về Mưa Rừng và một chút về "nghề đánh trống"
                                                

          HUỲNH ANH - Gã Giang Hồ Trong Âm Nhạc
                      Bồ Giang Công Tử (Nguồn: Nguyệt San Nghệ Thuật số 125 tháng 8/04)
Vũ trường Mỹ Phụng nhìn ra bến Bạch Đằng là điểm tụ họp không những của những khách chơi đêm bản xứ, mà còn là nơi đón tiếp những khách giang hồ, những thủy thủ ngoại quốc đến trên những con tàu sau các chuyến hải hành dài lênh đênh trên đại dương hàng tháng, nay dừng chân bên bến Sài Gòn. Không khí nơi đây có những điểm đặc thù mà các vũ trường khu trung tâm thành phố như Tabarin, Đại Kim Đô, Văn Cảnh, Tour d'Ivoire hay các vũ trường ăn chơi kiểu Hồng Kông trong miệt Quận 5 Chợ Lớn như Đại Thế Giới, Arc-en-Ciel, Lệ Uyển hay hai phòng trà nhỏ ấm cúng Baccara ở Chợ Đủi và La Cigale ở DaKao không có. Đây là nơi người viết đã có dịp thưởng thức tài nghệ của ban nhạc Huỳnh Anh những năm cuối thập niên 50, nhưng phải chờ 45 năm sau, sang một thế kỷ khác, một thiên niên kỷ khác, tại một địa điểm cách xa nửa vòng trái đất, người viết mới có dịp gặp lại, nghe chính Huỳnh Anh trình diễn tại Đêm Văn Nghệ Đặc Biệt tại "Nhược Gia Trang" nhân dịp hai nhạc sĩ Nguyễn Hiền và Huỳnh Anh ghé thăm NS Lê Dinh và Nhóm Ngồi Quán Cóc tại thành phố Mộng Lệ An. Nhờ cái duyên văn nghệ này, người viết và NS Huỳnh Anh có dịp trao đổi tâm tình và kiểm chứng một vài giai thọai về người nghệ sĩ này trong cuộc đời âm nhạc. Sau những đắn đo, suy nghĩ, người viết cuối cùng chọn đề tựa như viết ở trên, mà không sợ bị hiểu lầm là bất kính với một người nghệ sĩ đàn anh lớn tuổi hơn mình, vì chỉ chữ "gã giang hồ" mới lột tả sát nhất được con người của NS Huỳnh Anh.
NS Huỳnh Anh sinh năm 1932 ở Cần Thơ, con của NS Sáu Tửng một danh thủ đờn kìm của nhạc cải lương miền Nam. Những năm thơ ấu, NS Huỳnh Anh đã được nuôi dưỡng trong không khí nghệ thuật của gia đình và trong sự thanh bình trù phú của đồng quê miền Nam, một miền Nam giàu có với những tay công tử xài tiền như nước mà điển hình là hai tay công tử Hắc Bạch (Ba Qui và Phước Georges) đốt tiền cho đời biết mình là bảnh.
                    
Giai thoại kể lại rằng NS Hùynh Anh chưa bao giờ chính thức được theo học nhạc về bất cứ nhạc cụ nào cũng như về lý thuyết và sáng tác. Khi còn nhỏ trong một buổi tập dượt văn nghệ học đường trình diễn trước khi chia tay nhau bãi trường mùa hè, tay trống của ban nhạc hôm ấy đã bị bệnh không thể tập dợt được, ông thầy hướng dẫn văn nghệ trong lúc cấp bách không biết sao, nhưng đã để ý một chú bé đứng xem tập dợt, nhưng không phải như những người đến xem khác, chú bé để tâm theo dõi tiếng đàn, giọng hát, hai tay gõ và chân nhịp rất đúng, nên ông thầy đã kêu chú bé vào chơi trống thử, và trước sự ngạc nhiên của mọi người, chú bé chơi trống rất đúng, và như vậy chú bé trở thành tay trống chính thức cho buổi trình diễn. Chú bé đó là NS Huỳnh Anh sau này, nhưng khi đó mọi người chỉ gọi chú là Bé Ba.
Sau Thế Chiến Thứ 2, NS Huỳnh Anh chính thức bước vào con đường chơi nhạc với vai trò một tay trống trong một ban nhạc tại thành phố Đà Lạt năm 1947. Mười năm kế tới từ 1947 tới 1957, NS Huỳnh Anh lăn lộn trong con đường trình tấu, khi thì chơi trong các đoàn cải lương, khi thì chơi trong các phòng trà ca nhạc với các ban nhạc Phi Luật Tân. Các nghệ sĩ Phi Luật Tân khi xuất dương thường có trình độ trình tấu khá cao, do đó NS Huỳnh Anh với khả năng thiên phú đã học hỏi được ở họ các ngón nghề độc đáo khi chơi chung, dù không bao giờ được họ chính thức chỉ dẫn, và chẳng mấy chốc anh sử dụng thành thạo nhiều nhạc khí khác như Guitar, Piano, Kèn, Percussion v.v... cũng như kỹ thuật hòa âm sống động, vững vàng về nhịp điệu của các ban nhạc vũ trường. Năm 1957, Huỳnh Anh trở thành trưởng ban nhạc và trong 18 năm tới, anh đã có hợp đồng trình diễn với hầu hết các phòng trà ca nhạc và vũ trường của Sài Gòn cho đến năm 1975.
Đầu thập niên 50, tên tuổi của tay trống Huỳnh Anh đã lẫy lừng khắp các vũ trường Sài Gòn. Trong thời gian này, Sài Gòn có hai tay trống lừng lẫy là Huỳnh Anh và Huỳnh Hiếu (hay Huỳnh Háo) và sau này có thêm tay trống nổi danh thứ ba là Phùng Trọng. Khi được hỏi và so sánh về tay nghề với tay trống Huỳnh Hiếu, NS Huỳnh Anh nói một cách thành thật: "Hồi đó mình nghèo mà, làm sao sánh được với Huỳnh Hiếu là con ông bầu gánh Tư Chơi, có tiền mướn thầy Phi Luật Tân về học". Nhưng theo tay trống Lưu Bình của ban nhạc The Wave của Montréal, trước kia đã được cả hai tay trống Huỳnh Anh và Huỳnh Hiếu chỉ dẫn, nói rằng: "Theo tôi, không thể nào so sánh tài nghệ chơi trống giữa Huỳnh Anh và Huỳnh Hiếu rồi nói rằng ai chơi hay hơn ai, vì mỗi người một sở trường. Không ai có thể qua mặt được khi Huỳnh Anh chơi trống trong ban nhạc vũ trường (combo), trong khi đó Huỳnh Hiếu rất xuất sắc trong khi chơi trống theo thể loại Big Band của các ban nhạc Jazz Mỹ như Duke Ellington, Glenn Miller, Benny Goodman".
          
Ngày đưa NS Huỳnh Anh ra phi trường Dorval để đón chuyến bay buổi chiều về Mỹ, chúng tôi có thì giờ đến chỗ hẹn ăn trưa để anh gặp sọan giả cải lương Nguyễn Phương, người đã viết tuồng cho đoàn Thanh Minh - Thanh Nga trong một thời gian dài. Anh gọi soạn giả Nguyễn Phương bằng chú, vì anh gọi theo Thanh Nga, thời kỳ anh thường đến đoàn hát thăm viếng nàng. Sọan giả Nguyễn Phương nhắc đến một thành tích lẫy lừng của tay trống Huỳnh Anh, mà có lẽ anh cũng không chú tâm đến nhiều vì không mấy khi nghe anh nhắc đến, đó là cuộc "đọ trống" giữa tay trống số một của Mỹ thời bấy giờ là Buddy Rich và tay trống Huỳnh Anh của Việt Nam tại rạp Hưng Đạo vào năm 1961. Sọan giả Nguyễn Phương cho đây là một biến cố quan trọng của nền âm nhạc Việt Nam, vì tay trống Buddy Rich quả thật lừng danh thế giới như người viết đã tìm tòi trong "Net" và lấy ra hình Buddy Rich để ghép chung với hình "gã giang hồ" Huỳnh Anh, tay micro, tay rượu, lãng đãng hát trong đêm Văn Nghệ tại Nhược Gia Trang để in trong bài này.
NS Huỳnh Anh được tiếng hào hoa, tên tuổi của anh dính liền với tên tuổi của những nữ nghệ sĩ như nữ ca sĩ P. V., nữ nghệ sĩ sân khấu cải lương T. N. , người đẹp L. H., Đ. cũng như với các vũ nữ xinh đẹp của Sài Gòn ban đêm. Anh di tản cuối tháng 4/75 và cư ngụ tại Vùng Vịnh, thành phố San Francisco. Qua Mỹ, anh chạy taxi để độ nhật, nhưng anh không bao giờ không giữ đúng phong độ giang hồ, biết anh biết em, khiêm nhượng, và lúc nào cũng có ly rượu trên tay, và nụ cười hào sảng trên môi. Anh không tự kiêu những lúc lẫy lừng, nên anh cũng không tự ti trong lúc vô danh tiểu tốt. Trong hơi rượu cay, anh đã đạt tới mức "thiền" hơn nhiều người cả đời tu tập.
Nhưng tất cả những công trình trên của anh sẽ chìm vào quên lãng, và cho tới thời điểm hiện tại (năm 2004), không còn ai nhớ tới tên của anh nếu anh không đi vào con đường sáng tác. Sáng tác là đỉnh cao nhất của các bộ môn nghệ thuật trong đó bao gồm văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ, điện ảnh. NS Huỳnh Anh đã khiêm nhường tuyên bố trong đêm họp mặt tại "Nhược Gia Trang", anh rất được hân hạnh được xếp chung vào hàng ngũ những nhạc sĩ sáng tác, anh cảm thấy không thể so sánh với các nhạc sĩ có mặt hôm đó như Nguyễn Hiền, Phạm Mạnh Cương, Lê Dinh với những công trình sáng tác đồ sộ của họ, trong khi anh chỉ có hơn vỏn vẹn 20 bài nhạc mà thôi. Thật ra anh không cần phải cảm thấy như vậy, vì nhiều nhạc sĩ chỉ cần có một bài thành công là được người thưởng ngọan nhớ đời, trong số hơn 20 bài của anh, sau gần 50 năm vẫn có nhiều bài được nhớ tới. Sự thành công của anh có lẽ là do các tác phẩm đó phản ảnh được tâm tư của một thời đã qua mà không mất đi tính cảm hằng hữu của con người.
Một trong những bài đầu tiên anh sang tác là bản "Em Gắng Chờ" ra đời vào cuối thập niên 50 đầu 60 đã được nữ ca sĩ Lệ Thanh hát trong đêm "Nhược Gia Trang", vì chị nhớ bài này từ thời còn đi hát ở Mỹ Phụng:
Trên bến chia ly một chiều, em tiễn đưa anh nghẹn ngào
Nhìn nhau bâng khuâng nao nao... ôi buồn sao
Xa lũy tre xanh dịu hiền, xa chốn quê hương mặn nồng
Vai súng hiên ngang hẹn cùng... người cũ...
Em gắng mong anh ngày về, thêm ánh vinh quang tràn trề
Nhìn qua quê hương thân yêu đang lầm than
Bông lúa tươi trên ruộng đồng, thanh thót tiếng ca dịu lòng
Xen với tiếng tiêu mục đồng... lướt êm...
Bài hát đầy tình cảm này thật ra là lời một người con gái giã từ người yêu, dặn dò người yêu cứ ra đi bảo vệ quê hương, em sẽ chờ, có nghĩa đây là một bài hát dân vận. Điểm này được nêu ra ở đây vì mọi người cho rằng những bài nhạc tuyên truyền thường nhàm chán, bài hát này và nhiều ca khúc khác của những tác giả miền Nam được viết ra với nhu cầu tuyên truyền, nhưng những cảm xúc chân thành của tác giả đã làm bài hát trở nên bất tử. Những năm cuối thập niên 50 sắp bước qua thập niên 60 của thế kỷ 20, người dân miền Nam được hưởng một thời gian thái bình và thịnh vượng nhất trong lịch sử ngắn ngủi nhưng ghi đậm nét trong tâm tư của mọi người. Lẽ dĩ nhiên tại thời điểm đó, không ai biết trước thời gian sắp tới sẽ có những trận chiến tàn khốc kéo dài suốt 15 năm, và sau đó khi miền Nam mất đi năm 1975 là một cuộc ra đi tìm tự do của hàng triệu người bất chấp hiểm nguy vượt thoát trên biển làm rúng động lương tâm nhân loại. Bốn mươi năm sau khi nhìn lại, không ai không nhìn nhận đó là thời gian vàng son nhất cho công cuộc phát triển những bộ môn nghệ thuật như văn chương, âm nhạc, kịch nghệ, cải lương, điện ảnh v.v...
Đề tài tan hợp của tình yêu là đề tài muôn thuở mà tác giả nào cũng đã từng viết qua, nhưng điểm đặc thù của NS Huỳnh Anh là luôn luôn mang những cơn mưa buồn vào những cuộc tình ngang trái:
Mưa buồn ơi thôi ngừng tiếng
Mưa cho phố nhỏ càng buồn thêm
Mưa rơi gác xưa thêm lạnh vắng
Phòng côi lắng tiêu điều
Đường khuya vắng dìu hiu
(Huỳnh Anh - Lạnh trọn đêm mưa)
Mưa khuya buồn lê thê
Đìu hiu giăng khắp lối về.
Còn ai đếm bước âm thầm
Tìm trong ngõ vắng cô liêu
Giữa đêm tàn lạnh giá
Mơ bóng bao ngày qua
Một ngày nên duyên mới
Duyên kiếp dễ nào pha
(Huỳnh Anh - Nếu ta đừng quen nhau)
Nhưng hai bài "mưa" dưới đây là Mưa Rừng và Kiếp Cầm Ca, NS Huỳnh Anh đã gửi gấm tâm sự của mình rất nhiều. Giai thoại cho rằng hình bóng người đàn bà trong hai bài này chính là nữ nghệ sĩ tài sắc của sân khấu cải lương Thanh Nga:
Mưa rừng ơi! Mưa rừng!
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời,
Mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu.
Mưa từ đâu mưa về, làm muôn lá hoa rơi tả tơi.
Tiếng mưa, gió lạnh về lùa ngoài mành
Lá vàng rơi lìa cành, gợi ta nỗi niềm riêng
Ôi! ta mong ước xa xôi, những đêm mãi cô đơn gửi tâm tư về đâu?
Mưa thương ai, mưa nhớ ai?
Mưa rơi như nhắc nhở mưa rơi trong lòng tôi.
Mưa rừng ơi! Mưa rừng,
Tìm đâu hỡi ơi bóng ngày xưa
Mỗi khi mưa rừng về muộn màng,
Bóng chiều vàng dần tàn
Lòng thương nhớ nào nguôi.
(Huỳnh Anh - Mưa Rừng )

Có lẽ NS Huỳnh Anh đi đâu cũng được hỏi về giai thoại này, và đêm văn nghệ ở "Nhược Gia Trang" câu hỏi này cũng được đặt ra. NS Huỳnh Anh có lẽ cảm động trước sự tiếp đón nồng nhiệt của anh em nghệ sĩ tại đây đã hé mở tâm sự anh nhiều hơn các lần khác. Tay cầm ly rượu, tay cầm micro, anh hát phiên khúc đầu của bài Kiếp Cầm Ca:
Mưa rơi cho đời thêm nhớ thương
Hạt mưa ướt vai người tha hương
Mưa rơi phố thưa vắng tiêu điều
Xóm nghèo quạnh hiu màn đêm tịch liêu
Đêm đêm đem lời ca tiếng thơ
Đời ca hát cho người mua vui
Nhưng khi cánh nhung khép im lìm
Ánh đèn lặng tắt
Gởi ai nỗi niềm
(Huỳnh Anh - Kiếp Cầm Ca)
Anh nói tiếp: "Các anh em hỏi tôi về sự liên hệ của tôi và Thanh Nga, xin lỗi các anh, chuyện đó có thật. Lần này tôi thú nhận vì cứ dấu mãi thì cũng không đi đến đâu. Nhưng bản Mưa Rừng là "bản nhạc chủ đề" trong vở tuồng đồng tên của hai sọan giả Hà Triều & Hoa Phượng đã nhờ tôi viết. Bản này đã được viết đặc biệt để giảm thiểu những sở đoản của một nghệ sĩ cải lương khi hát tân nhạc, và tôi đã dùng nhiều thời giờ để tập hát cho Thanh Nga, nên vì thế bài hát này đã gắn liền tên tuổi của tôi với người nữ nghệ sĩ khả ái này.
                       
Thưa các anh em, chuyện Thanh Nga mê tôi hay tôi mê Thanh Nga (bây giờ) chỉ có mình tôi biết thôi. Hôm nay tôi sẽ nói ra, chính bài Kiếp Cầm Ca mới là bài mà tôi đã viết cho Thanh Nga. Vì chỉ có sân khấu cải lương mới có màn nhung mà thôi. Nhưng hai câu cuối Ánh đèn lặng tắt / Gởi ai nỗi niềm thì người gởi nỗi niềm là tôi chứ không phải Thanh Nga!"
Chúng ta thấy NS Huỳnh Anh nói rằng anh sẽ trả lời hết về sự liên hệ của anh với người nữ nghệ sĩ khả ái Thanh Nga, tuy thế ai cũng hiểu anh tôn trọng người đã khuất nên luôn nhận phần thua thiệt về mình và nhận là tình cảm chỉ có một chiều từ anh mà thôi. Nhưng sau hai ngày ở Montréal, anh cảm thấy thân thiết hơn với chúng tôi, nên anh đã thổ lộ nhiều hơn về cuộc tình này, và mặc nhiên chấp nhận người viết có thể viết lại.
Thanh Nga là một nghệ sĩ được mọi người yêu mến, nhưng không được may mắn trên đường tình duyên. Anh gặp lại Thanh Nga khi cô đóng phim "Loan Mắt Nhung", mà anh là người viết nhạc chủ đề cho phim và đồng thời thâu thanh vào "soundtrack". Đây là thời gian đi xuống nhất về mặt tinh thần của Thanh Nga, vì nàng vừa trải qua 2 lần sóng gió, lần đầu là sự tan vỡ của cuộc tình kéo dài 3 năm với nam nghệ sĩ Thành Được, sau đó là một lầm lỡ thứ hai khi nàng hấp tấp lấy Đại úy Mẫn ngay sau đó như để chạy trốn cuộc tình trước. Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài được vài tháng là đi tới kết thúc khi Đ/U Mẫn bị bắt và bị xử án tù vì tội danh tham nhũng. Thêm vào đó biến cố Tết Mậu Thân xảy ra, trận chiến ngày trước chỉ xảy ra tại miền quê, nay đã lan tới đô thị, vì lý do an ninh, sau đó là lệnh giới nghiêm được ban hành ở Sài Gòn đã làm đình trệ tất cả những sinh hoạt về đêm. Phòng trà, vũ trường cũng như sân khấu cải lương phải tạm ngưng hoạt động, do đó NS Hùynh Anh cũng có thời giờ đến thăm bà Bầu Thơ và ở chơi với Albert (kép Hữu Thìn), người anh của Thanh Nga và tập cho nàng tân nhạc để sau này có dịp sẽ hát tân cổ giao duyên trên sân khấu. Tình cảm nẩy nở giữa hai người, ban đầu mang tính cách của một người anh trai và cô em gái nhỏ. Những buổi Thanh Nga không phải hát, người ta thấy hai người sóng đôi đi chơi, có khi từ hậu trường đi vòng ra vào rạp ngồi xem trước các cặp mắt tò mò của mọi người.
Với tình trạng giới nghiêm tại Sài Gòn không biết bao giờ mới chấm dứt, bà Bầu Thơ quyết định mang đoàn hát ra Huế. Trước khi đoàn hát rời Sài Gòn, NS Huỳnh Anh đến từ giã, khi ấy anh đang đứng nói chuyện với Albert, thì Thanh Nga ở trong đi ra, bí mật đưa lá thư cho anh. Về nhà mở ra, anh đọc những giòng chữ thân mến viết lời chào tạm biệt và dặn dò anh bớt uống rượu hút thuốc, không phải như lời của một người em gái, mà lời lẽ trong lá thư ấy chứa đựng một tình cảm thắm thiết hơn nhiều. Sau đó ít lâu anh nhận một điện tín của Thanh Nga đánh về yêu cầu anh ra Huế gấp, nhưng anh không thể đi được. Thế rồi từ đó giòng đời phân đôi ngả, anh trở lại với vũ trường và Đoàn Thanh Minh Thanh Nga sau khi đi lưu diễn miền Trung trở về được chánh phủ đề cử đi trình diễn bên Pháp, nhân viên chánh phủ hướng dẫn phái đoàn là ông Đổng Lân. Sau khi lưu diễn bên Pháp trở về nước vài tháng, đám cưới Thanh Nga và ông Đổng Lân diễn ra, từ đó Thanh Nga sống yên ấm dưới mái gia đình cho đến khi bị hai hung thủ dùng súng bắn chết cả hai vợ chồng khi họ chống cự bảo vệ đứa con nhỏ tránh không để bị bắt cóc. Một chương sách đã vĩnh viễn khép lại.
NS Huỳnh Anh còn có tài phổ nhạc vào thơ. Bài "Gửi Về Bên Ấy" là một bài thơ về Hà Nội, của nhà thơ Trần Quốc Lịch, và tuy Huỳnh Anh chưa bao giờ đặt chân đến Hà Thành, nhưng phần nhạc phổ vào, quyện với lời thơ lãng mạn làm thành một bài hát thật hay, nhưng đáng tiếc là ra đời quá trễ khi miền Nam gần mất, nên không được phổ biến rộng rãi:
Gió thu về mặt Hồ Gươm gợn sóng
Nhìn liễu xanh Em có thấy xôn xao
Vẫn vầng trăng của mười mấy năm nào
Em có thấy dáng Anh buồn trong gió.
Đường Ngọc Hà còn người lên Bách Thảo
Cầu Long Biên xe ngựa có còn qua
Đê Yên Phụ im lìm bên Bác Cổ
Đường Cổ Ngư còn lộng gió Hồ Tây
Rồi Đông sang Em có còn đan áo
Gửi cho Anh như thuở mới yêu nhau
Và giấc mơ làm chú rể cô dâu
Còn ấp ủ hay trở thành thiếu phụ.
Chớm Đông về, Hà Nội loang mây xám
Đưa bước khuya lạc lõng giữa đêm hoang
Nghe đêm nay khi tiếng gió sang mùa.
Bao thương nhớ, nhớ thương về bên Em.
(Nhạc: Huỳnh Anh, Lời: Trần Quốc Lịch - Gửi về bên ấy).
Nhà thơ lãng mạn Trần Quốc Lịch chẳng ai xa lạ, chính là người hùng Nhảy Dù nổi tiếng trong trận mạc khắp bốn vùng chiến thuật, sau này lên tới chức Chuẩn Tướng chỉ huy một Sư Đoàn Bộ Binh. Nhưng anh hùng cũng không qua nổi ải mỹ nhân, anh bị tiêu tan sự nghiệp vì một người đẹp tên Th. Tr. Người viết còn nhớ ngày gặp anh tại Hội Quán Phượng Hoàng ở Pleiku vào Mùa Hè Đỏ Lửa, khi ấy anh còn là Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn II Dù. Lữ Đoàn của anh bị xé nhỏ thành các Tiểu Đoàn để đưa lên trấn giữ các ngọn đồi không tên ở Dakto, ngăn cản đường tiến của Bắc quân với quân số đông gấp bội. Quả nhiên Bắc quân đã dùng chiến thuật biển người, cường tập những vị trí phòng thủ của quân Dù, và sau đó tràn ngập mục tiêu. Một vài dòng để nhớ lại những ngày tháng lang bạt cũ!
Bản nhạc sau chót được nhắc ở đây là một thành công lớn nhất của NS Huỳnh Anh. Anh phổ nhạc cho bài "Rừng Lá Thay Chưa" của Thi Sĩ Hoàng Ngọc Ẩn:
Anh đi rừng chưa thay lá
Anh về rừng lá thay chưa
Phố cũ, bây chừ xa lạ
Hắt hiu, đợi gió giao mùa
Xuân xưa, mình chung đôi bóng
Xuân này, mình ngóng trông nhau
Cuốn hút, phương trời vô vọng
Nhớ thương bạc trắng mái đầu
Em, có về qua lối cũ
Phố phường, chừ đã đổi thay
Thương em, nửa đời hoang phế
Thương ta, chịu kiếp lưu đày
Xuân nay, mình em lẻ bóng
Có còn, tiếc nhớ xuân xưa
Dài tay, đếm từng nhung nhớ
Em ơi. chờ gió giao mùa
(Nhạc: Hùynh Anh, Lời: Hoàng Ngọc Ẩn - Rừng lá thay chưa)
NS Huỳnh Anh đã tài tình khi chỉ dùng cấu trúc giản dị AABA (A là phiên khúc, B là điệp khúc). phần phiên khúc A tiết điệu nhịp nhàng được lập lại hai lần để sửa soạn cho phần điệp khúc B vút lên cao và kéo dài trường độ trước khi rơi xuống như trong bài vọng cổ xuống "xề" bật đèn màu, sau đó trở lại phiên khúc A với tiết điệu nhịp nhàng khi trở về chủ âm gây cảm giác thư thái cho người nghe. Nhạc trong bài này quyện với lời, và nhấn mạnh ở "điểm móc" với hai câu:
Thương em nửa đời hoang phế
Thương ta chịu kiếp lưu đầy.
Ai đã từng đi chinh chiến, trấn đóng nơi rừng sâu núi thẳm, giăng võng nằm nghe mưa rơi, nhớ tới người vợ hiền ở nhà, mới thấy hai câu thơ này thấm thía thế nào...
Bài viết này được viết để kỷ niệm duyên gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng đồng điệu giang hồ nên trở thành gắn bó để gửi tới NS Huỳnh Anh, "gã giang hồ" trong âm nhạc.
Bồ Giang Công Tử (Montréal - 7/2004)

                  
          
          
                              > Bản nhạc (pdf)                      Tiếng hát Duy Khánh

                   


                                       > Bản nhạc (pdf)                 Tiếng hát Sĩ Phú

               HUỲNH ANH VÀ THUỞ ẤY CÓ EM                                                       Tác giả: Lý Minh Hào
( Bài tạp ghi văn nghệ này, tựa đặt đầu tiên là Thuở Ấy Có Em, viết tặng nhạc sĩ Huỳnh Anh lúc ông đã qua ngưỡng tuổi thất thập cổ lai hy )
                                                 
Không có thời điểm nào và hoàn cảnh nào hợp cho nhạc sĩ Huỳnh Anh để cất tiếng ca tha thiết bài “Thuở Ấy Có Em” hơn là trong lúc này - vào lúc tuổi vàng hoàng hôn của đời người - nếu không kịp hát lên nữa, e rằng sẽ muộn. Tuy nhiên, còn nếu tác giả hát chính bài ca mình viết ra lúc vừa “xa cuộc tình”, lòng đau chưa nguôi ngoai, thương tích con tim chưa lành thì cũng chưa chắc phải lúc. Như trái cây còn xanh, như rượu chưa đúng tuổi, nên có thể quá sớm chăng?
Thuở ấy có em anh chưa từng sầu
Chưa đi âm thầm ngoài phố đêm thâu
Chưa mang hoang lạnh ngoài bến vắng
Hỡi em, em về đâu?
Cho đời mình thương nhớ nhau...
(Bài Thuở Ấy Có Em - Huỳnh Anh)
Nhìn hình ảnh nhạc sĩ Huỳnh Anh tay cầm micro, tay kia cầm ly rượu, nét mặt u ẩn niềm đau xót, phong thái diễn tả khập khửng, lừng khừng giữa tỉnh say, hát bài “Thuở Ấy Có Em” của chính tác giả thì lời ca như đi thẳng vào lòng người. Đừng bao giờ yêu cầu Huỳnh Anh hát khi anh chưa “thấm rượu,” khi rượu chưa hòa vào máu, thấm vào tim. Truyền thuyết “Võ Tòng Đả Hổ” trong truyện Tàu “Thủy Hử” của Thị Nại Am tiên sinh cho biết Võ Tòng phải uống tới 18 chén rượu Thấu Bình Hương mới đủ uy lực vượt đồi Cảnh Dương để đánh chết cọp dữ đem lại bình yên cho huyện Dương Cốc. Truyện Tàu cũng kể, uy lực của nhân vật Trình Giảo Kim chỉ cử có ba búa thôi là “hết phép,” còn Huỳnh Anh cần ba “cồng” (consommation) rượu mới hát hay.
Trong thực tế, điều đó được chứng nghiệm. Và “gu” (gout) rượu Tây của Anh Ba là Martell VSOP nhãn đỏ, kiểu chai “nước mắm” theo tiếng lóng dân rượu. Nhân đây, người viết xin mượn vài dòng văn chương thơ rượu nói về thú lưu linh kim cổ để gởi tác giả “Thuở Ấy Có Em” và những người “yêu em” lẫn “yêu rượu” ngang ngửa và nồng nàn như nhau. Sách Hán Thư của người Trung Hoa cho rằng rượu là lộc hậu của trời ban. Bậc đế vương dùng rượu để di dưỡng thiên hạ, dùng vào việc cúng tế để cầu phước. Rượu còn giúp người khí huyết suy vi, điều dưỡng kẻ có bệnh tật... Nhà văn Nguyễn Tuân triết lý về cái hay, cái dở của say, của rượu. Ông mượn hai câu thơ Đường (Đão phá sầu thành thi thị tướng / Trường truy cùng tặc tửu vi binh), coi thơ như tướng hạ được thành sầu, coi rượu như chiến sĩ đuổi được giặc hèn. Cũng biết nợ rượu nặng không thua nợ nần hay nợ tình!
...Nợ men gấp mấy nợ tình
Cõi trần ướm hỏi lưu linh mấy chàng?
Ai muốn lấp sầu thiên vạn cổ
Cùng ta hãy cạn một hồ đầy
Đão phá sầu thành thi thị tướng
Trường truy cùng tặc tửu vi binh
Rượu ngà say quên lẫn cả mình
Khi túy lúy thoát hình ngoài cõi tục
Mặc ai đàm tiếu, ai trong đục
Tỉnh mà chi cho nhọc chẳng khề khà
Nợ nần gỡ mãi không ra!
(Say – 1931)
Nhà thơ Nguyễn Hữu Thụy có bài “Ngẫu Hứng Về Rượu” lại hết mực ca tụng “thú uống rượu.” Theo ý nhà thơ, phải chăng đối với những người biết uống rượu đúng điệu, tốt nết, rượu là tiên tửu, thánh tửu giúp con người thăng hoa, đời bớt ô trọc?
Giả dụ ta có kiêng rượu
Chắc gì đã giàu có hơn?
Trộm nghe khúc “Tương Tiến Tửu”
Chắc chi cảm được ra hồn?...
Rượu, gây nên nhiều phiền lụy
Chỉ dành cho đám phàm phu
Rượu, ta chuốc lời hoa mỹ
Lâng lâng sương khói trầm tư...
Rượu, ta cần chi chén ngọc
Khi kẻ dối lòng tay nâng
Xin là ly sành, chén đất
Mến thương từng giọt tràn đầy
Hứng chí gặp người đối ẩm
Cụng ly chạm vỡ nỗi buồn
Giữa cõi trần gian bụi bặm
Nghĩa tình ngấm rượu cay ngon!
Đối với Huỳnh Anh, rượu gần như môi giới, trung gian giữa âm nhạc và tình yêu, giữa viết nhạc và ca hát. Có người ví tình yêu mong manh như sợi tơ, và rượu mông lung như cơn mộng mị. Hai thứ đó không có gì tương khắc nhau mà nhiều khi còn tương hợp nữa. Tình yêu, thơ, nhạc và rượu lắm khi quyện vào nhau như hình bóng, như ánh sáng và bóng tối, tương phùng rồi ly biệt, yêu nhau rồi xa nhau.
Mời nghe thêm khúc hợp tấu “Tình, Nhạc và Rượu” qua những dòng thơ tự do, bình dị ca tụng âm nhạc và tình ca của một nhà thơ tài tử Hoa Kỳ:
The wine of love is music
...And the feast of love is song
And when love its down to the banquet
...Love sits along
Sits along and arises drunken’
But not with the feast and the wine
(James Thomson)
Rượu của tình yêu là âm nhạc
...Và yến tiệc của tình yêu là bài ca
Và một khi tình yêu ngồi xuống bàn tiệc
...Thì tình cũng ngồi lê miệt mài
Ngồi miệt mài và đứng dậy cùng say
Nhưng không say vì yến tiệc và rượu nồng
Nhưng rồi thường tình không trọn, duyên không thành. Tình yêu không ra đi chớp nhoáng, mà ra đi từ từ lặng lẽ, chia ly từng bước thì mới là khổ day dưa, mới là đau ray rứt:
Em dần... xa mãi
Ngày đi buồn không nói
Dù một câu cho vơi nhớ
Hay là chua xót nên em nghẹn lời?
Như mái lầu kia thiếu trăng
Như cõi lòng anh thiếu em
(Bài Thuở Ấy Có Em)
Người thất tình hứng chịu nỗi đau buốt từ con tim trống vắng khi “cõi lòng anh thiếu em” như cảnh “mái lầu kia thiếu trăng.” Với giọng ca không quá khàn đục, vì không còn khóc thành tiếng được nữa như giọng ca sĩ Ray Charles, cũng không quá thống thiết, nghẹn ngào như nam danh ca Paul Anka, Huỳnh Anh diễn đạt phần điệp khúc (Em dần... xa mãi / Ngày đi buồn không nói / Dù một câu cho vơi nhớ...) rất chua xót, như tiếng nấc nghẹn của những người quáđau khổ không nói lên lời. Phải vươn tới những lúc đủ độ men say, để cất lên tiếng túy ca, Huỳnh Anh mới xuất thần để hát hay thực sự.
“Em dần... xa mãi” cũng nhắc nhớ lại những dòng thơ tình yêu như “nước chảy qua cầu” trong bài Le Pont Mirabeau của thi sĩ Pháp Apollinaire:
Vienne la nuit sonne l’heure
Les jours s’en vont je demeure...
L’amour s’en va comme cette eau courante
L’amour s’en va
Comme la vie est lente...
Đêm về, chuông đổ
Ngày đi, tôi ở
Tình yêu bỏ đi như nước xuôi dòng
Tình yêu bỏ đi
Đời sao quá chậm...
(Bùi Giáng dịch)
Bài tình ca “Thuở Ấy Có Em” của nhạc sĩ Huỳnh Anh là bài ca hoài niệm, tưởng nhớ tình xưa, người xưa. Một mộ khúc tình yêu - bản nhạc chiều của một cuộc tình.
Còn đâu người tình có “đôi mắt xanh, bàn tay ngà, làn má thắm, tóc buông lả lơi...” của Thuở Ấy Có Em.
Thuở ấy có em. Đời như hoa mộng. Giờ không còn em. Một đời cô liêu. Đó là hai hình ảnh, hai nhịp tim đập của một cuộc đời - Huỳnh Anh thuở tuổi xanh và Huỳnh Anh lúc tuổi vàng - vừa là kiếp người, vừa là nghệ sĩ.
*
* *
Lời bạt: Lẽ ra sau khi nhạc sĩ Huỳnh Anh giã biệt cõi đời (ngày 13.12.2013), tôi có một bài viết hoặc ai điếu viết lên những gì muốn nói để trải tình với Huỳnh Anh và những người bạn chung. Nhưng nỗi buồn đóng băng lại nên tôi không viết được.
Do đó, tôi đã chọn bài viết Thuở Ấy Có Em (viết cách nay khá lâu), cảm hứng sau buổi văn nghệ tại nhà hàng Thành Được mùa hè năm 2003. Điều hi hữu, buổi đó qui tụ được cả ba danh tài nghệ sĩ Huỳnh Anh, Thành Được và Lam Phương cùng đứng chung trên một sân khấu. Gặp lại nhạc sĩ Lam Phương trong tình trạng đi đứng, nói năng khó khăn, Huỳnh Anh đã ôm chầm người bạn mình bật khóc, nước mắt ràn rụa và nói lớn: “Lam Phương ơi, tao thấy tội nghiệp mày quá, tao thương mày quá Lam Phương ơi...” Đêm văn nghệ đó, đặc biệt Huỳnh Anh cũng xuất thần qua ca khúc Thuở Ấy Có Em theo thể điệu ca diễn loại nhạc blues,  và được cử tọa yêu cầu hát lại thêm một lần nữa qua những tràng pháo tay tán thưởng nhiệt liệt.
Thuở Ấy Có Em là bài tình ca đẹp đã để lại cho tôi những kỷ niệm đẹp về nhạc sĩ Huỳnh Anh.
LÝ MINH HÀO - San Jose, 26.12.2013

                
  
  

               Mời quý vị thưởng thức toàn bộ: "Nhạc Huỳnh Anh
Mưa Rừng - tác giả Huỳnh Anh trình bày                Em Gắng Chờ - Vũ Khanh
Lạnh Trọn Đêm Mưa - Hồ Ngọc Hà & Đức Tuấn      Đời Ta Chỉ Một Người - Thế Sơn
Mưa Rừng - Thanh Nga - tân cổ giao duyên           Rừng Chưa Thay Lá - Như Quỳnh
Kiếp Cầm Ca - Hồ Lệ Thu             Loan Mắt Nhung - Elvis Phương
Nếu Anh Về - Hoàng Oanh            Nếu Ta Đừng Quen Nhau - Băng Tâm & Đặng Thế Luân
Biết Nói Gì Đây - Hương Lan & Duy Quang            Tìm Đâu Phút Ban Đầu - Lệ Thu
Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím - Thanh Thúy     Thuở Ấy Có Em - Trần Thái Hòa
Khung Trời Tưởng Nhớ - Thanh Thúy                  Mừng Nắng Xuân Về - Hợp Ca
Đám Cưới Người Ta - Mạnh Đình                       Mưa Rừng - Mai Thanh Vân
Thành Phố Sương Mù - Như Quỳnh                  Tiếng Ru Ngàn Đời - Thái Châu
Sa Mạc Tuổi Trẻ - Phi Khanh & Quốc Thái            Gió Núi Mưa Rừng - Trường Vũ
Lá Úa Chiều Thu - Thái Thanh                            Những Bước Chân Hoang - Trúc Mai
Tình Muộn - Carol Kim                                      Gửi Về Bên Ấy - Elvis Phương
Men Rượu Ly Bôi - Thanh Thúy                       Nếu Anh Về - hòa tấu, nhạc không lời
    
                                                  Thái Châu hát Loan Mắt Nhung
                                       
      Thúy Nga Paris số 74 vinh danh 3 Nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Song Ngọc & Huỳnh Anh (Toronto 2004)   
                
                    
                     > Bản nhạc (pdf)             Tiếng hát Thanh Lan - thu âm vào dĩa hát
       Chương trình phát thanh "70 Năm Tình Ca Việt Nam"
                                 Nhạc sĩ Huỳnh Anh - Hoài Nam, SBS Úc Châu thực hiện
    
                           > Bản nhạc (pdf)                   Tiếng hát Phương Dung
                     
                    
             
             > Bản nhạc (pdf)     Hồng Vân diễn ngâm     Tiếng hát Như Mai
                    
       
      
                      
          
         
                                     > Bản nhạc (pdf)            Tiếng hát Lưu Hồng

Huỳnh Anh: Người độc hành trong kỷ niệm qua Nhạc, Thơ, Sân khấu và Điện ảnh
                             Nguyễn Vĩnh Thanh Vân
, Oct 22, 2004 - nguồn: Calitoday
Cali Today News - Đã từ lâu, năm 1945-46, tôi đã mê một tiếng đàn trong ban cổ nhạc của dĩa hát Asia. Đó là tiếng đờn xến của nghệ sĩ Sáu Tửng. Lúc đó, tôi chưa được mười tuổi, không biết âm nhạc là gì, nhưng tôi khoái nghe vô cùng tiếng đàn xến mà tôi cũng chẳng biết tại sao. Đàn xến cũng như đờn kìm mà người Bắc gọi là đàn cầm, thùng cũng tròn nhưng nhỏ hơn thùng đờn kìm. Trái lại, cần đờn xến dài hơn cần đờn kìm. Lúc đó khó khăn dữ dội. Dĩa hát dầy, khá nặng, hát bằng dàn máy hát quay dây thiều và loại kim thật nhọn dài khoảng một phân tây. Đó cũng là lúc danh ca vọng cổ Út Trà Ôn chưa xuất hiện với bài hát để đời là Tôn Tẩn Giả Điên.
Huỳnh Anh chính là con của nghệ sĩ Sáu Tửng vừa nói trên.
Chàng thanh niên họ Huỳnh rời Cần Thơ lên Sài Gòn không phải để học nhạc. Nhưng nếu Nguyễn Thành Châu không bỏ Collège Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho vì say mê những Racine, Corneille, Molière từ năm thứ nhứt hay năm thứ hai gì đó để theo cải lương thì chúng ta làm sao có được nghệ sĩ lão thành Năm Châu cho sân khấu cải lương miền Nam ? Vào thời đó, người ta có thành kiến không tốt đối với sân khấu và nghệ sĩ sân khấu.
Con theo hát bội, mẹ liều con hư
Đi hát thì ăn đòn vì cho là hư đốn. Anh chàng họ Huỳnh đã bắt đầu chơi tân nhạc, chớ không phải cổ nhạc như cha, từ lúc còn ở Cần Thơ, chuyên môn về trống. Huỳnh anh lên Sài Gòn chẳng khác nào cây khô gặp mưa nên tài năng càng phát triển.`
Bắt đầu câu chuyện là một sáng tác của anh, “Mưa Rừng” đã khiến người người nhớ đến tên anh. Điều này đâu có gì lạ. Unchained Melody đã ra đời từ lâu, nhưng về sau mới nổi tiếng trong phim The Ghost. Huống chi Huỳnh Anh là người sáng tác nhạc tài tử. Trong làng tân nhạc không thiếu những người sáng tác như vậy : Hồng Duyệt, Vũ Đức Sao Biển, Lê Trọng Nguyễn… chỉ thấy có vài bản mà thôi. Họ như những vì sao lạ, có chu kỳ rất lớn, mấy mươi năm mới trở lại hội ngộ với người mộ điệu một lần.
Thật vậy, Huỳnh Anh chỉ viết theo ngẫu hứng, chớ thật ra anh đã có những bản nhạc ghi năm 1954, tính đến nay đã tròn 50 năm. Cũng do ngẫu hứng, nên sau khi đã có tí Martell hay Cognac, anh mới cất giọng khàn khàn để hát. Tiếng hát mang đầy những cảm xúc của nhạc Jazz với điệu Blues buồn muôn thuở.
Không phải nhờ “lý lịch” mà Huỳnh Anh được nhớ đến để nhờ viết nhạc cho tuồng cải lương “Mưa Rừng” với bản nhạc mang cùng tên. Lúc đó ở Sài Gòn đâu phải có một mình anh là có liên hệ đến cải lương đâu ? Tay trống Huỳnh Hiếu hay Huỳnh Háo là con của cố nghệ sĩ Tư Chơi, và chắc còn nhiều người khác nữa không chịu xuất đầu lộ diện. Vậy sao lại nhờ Huỳnh Anh? Nói đi rồi xin nói lại, chắc gia đình của cố nghệ sĩ Năm Nghĩa cũng không xa lạ gì với con trai của cố danh cầm đàn xến vừa nói trên. Kịp đến khi Năm Nghĩa qua đời, bà bầu Thơ, tức mẹ ruột của Thanh Nga, tiếp quản sự nghiệp của chồng và lèo lái khôn khéo đoàn Thanh Minh-Thanh Nga lên ngôi vị của một đại ban cho đến Tháng Tư 1975. Nhờ giao tình nầy và cũng do chính tài năng cúa bản thân mà Huỳnh Anh được Thanh Nga và hai soạn giả Hà Triều và Hoa Phượng nhờ viết một bản nhạc đặc biệt để Thanh Nga là người đầu tiên trình diễn trên sân khấu cho tuồng Mưa Rừng.
Tới đây chúng ta thấy có một cuộc “chạy đua” ngoạn mục giữa các đại ban ? Để trả lời là cuộc chạy đua gì thì chúng ta nên đặt hai câu hỏi : một là tại sao hát tân nhạc trên sân khấu cải lương và hai là bản nhạc phải hoàn toàn mới do Thanh Nga là người đầu tiên trình diễn?
Thật tình thì vở cải lương “Mưa Rừng” có một vài chi tiết tương tự như “L’Amant de Lady Chatterley” (1928) của D.H. Lawrence (1885-1930), cũng có bà chủ đồn điền yêu say đắm người gác rừng. Nhưng “Mưa Rừng” không mang cùng chủ đề mà được hư cấu trong cảnh núi rừng thơ mộng ở Việt Nam với cô sơn nữ dịu dàng Klay do Thanh Nga thủ diễn. Một yếu tố nữa là kịch bản do Hà Triều-Hoa Phượng, vốn là hai soạn giả rất được người đương thời ái mộ qua mấy vần thơ :
Thầy cai lên ngựa về rồi
Sao Klay còn đứng bên đồi ngó theo
Mưa rừng gió lạnh đìu hiu
Em mang gùi nhỏ đựng nhiều nhớ thương
.
Với một “tuyệt chiêu” như vậy, bà bầu Thơ đã đánh bóng thêm bảng hiệu Thanh Minh-Thanh Nga với thành công quá mức tưởng tượng. Chính Huỳnh Anh cũng đã khiêm tốn xác nhận là vào 1961 anh được nổi tiếng thêm, nhứt là sau khi bản nầy được phát đi trên làn sóng của đài Phát Thanh Việt Nam.
Sự kiện nữ nghệ sĩ khả ái Thanh Nga đã nhờ Huỳnh Anh viết nhạc cho tuồng hát cùng tên là Mưa Rừng do chính cô hát đã dấy lên một nghi vấn về mối quan hệ giữa hai nghệ sĩ. Nếu chẳng có gì thì Huỳnh Anh cũng không nên phủ nhận vì đó chẳng qua là chuyện bình thưởng giữa đôi trai tài gái sắc mà thôi. Một dấu ngoặc cần mở ra là người viết nhạc muốn được nổi tiếng nhanh cần có người hát. Mà sân khấu cải lương lại là nơi có nhiều quần chúng nhứt, và Thanh Nga hát bài này của anh thì bảo sao người ta không nghi ngờ?
Nghi vấn nầy hay quan hệ nầy đã khiến Huỳnh Anh chẳng những phải chịu “lạnh cả đêm mưa” mà gần như suốt cuộc đời nghệ sĩ anh đã đi và sống trong mưa để dò tìm.
Mưa Rừng đã nói lên nỗi niềm thương nhớ, than van cho duyên kiếp ngắn ngủi, và một nỗi nhớ không bao giờ phai nhạt.
Mưa rừng ơi mưa rừng,
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời
Mưa sầu vì lòng người
Duyên kiếp không lâu ?
Mưa gợi cho nhạc sĩ nhớ nhung, khiến nhạc sĩ xót xa, thao thức, se lạnh con tim và nhớ nhung hình bóng ngày xưa :
Mưa rừng ơi mưa rừng
Tìm đâu hởi ơi bóng ngày xưa
Mỗi khi mưa rừng về muộn màng
Bóng chiều vàng dần tàn
Lòng thương nhớ nào nguôi!
Nhạc tình, đa số là nhạc buồn. Buồn vì hình bóng ngày xưa của những ai ? Cố nhân ở Tây Đô ? Một bóng dáng yêu kiều ở Sài Gòn ? Một ca sĩ trong ban nhạc ? hay những bạn cùng “nằm chờ” trong trại tị nạn ở Philippines ? Trong hơn năm mươi năm trời đằng đẵng, Huỳnh Anh đã đi, đã tìm. Nhưng anh tìm gì ? và đã tìm được chưa ?
Người lữ hành Huỳnh Anh cứ mãi đi tìm. Có người thương anh, mong anh tìm được. Nhưng anh có người thương anh hơn, cầu sao cho anh không bao giờ tìm được để anh mãi là một người sáng tác vô tận.
Người ta không biết Huỳnh Anh đã được gì trong cuộc đời. Chắc cũng như đa số chúng ta cứ nghĩ là sẽ hạnh phúc khi đạt được cái muốn tìm chớ không phải hạnh phúc với cái chúng ta đang có. Chính vì vậy, Huỳnh Anh cứ mãi sống trong nỗi nhớ mông lung, nhất là những lúc:
Gió mây trôi hững hờ
Màn giăng kín khung trời nhớ
Sương rơi hắt hiu não nề
Ôi nỗi buồn nặng trĩu cô liêu
Khung cảnh đó đã khơi dậy trong người nhạc sĩ của chúng ta một ánh trăng nơi quê hương xa xôi :
Phố xưa nay xa mờ
Còn đâu ánh trăng ngày thơ
Nơi đây đắng cay não nề
Trong những chiều mưa gió lê thê
Cho nên Huỳnh Anh cứ mãi vẫn muốn nhờ gió đưa về nhứt là trong những đêm mưa gió đẫm ướt tình quê :
Gió ơi, đưa ta về
Về nơi chứa chan tinh quê
Đêm nghe gió mưa thật gần
Như những dòng lệ suốt cung đàn
Nhưng vốn sẵn có chất giọng nghẹn ngào, Thanh Thúy đã khiến người nghe bùi ngùi thương cảm, thương cho người ly hương, thương cho mình cùng cảnh ngộ. Thiết nghĩ là dư thừa khi khen Huỳnh Anh chọn lựa rất đúng người ca sĩ hát bài “chủ đề” cho dĩa “Khung Trời Tưởng Nhớ.”
Cái anh muốn tìm có phải là một người, vì như anh đã khẳng định :
Đời tôi chỉ yêu một người
Yêu đôi môi hồng điểm nét son tươi
Yêu đôi tay ngà làn má thắm
Tóc xanh buông lã lơi
Nhớ em nhớ từ thuở ấy.
(Đời Tôi Chỉ Yêu Một Người)
Vì “người ấy” đã ra đi :
Tôi đi giữa mùa thu
Mùa thu Cali buồn
Buồn như cuộc đời mình
Từ khi hai đứa hai nơi
Mùa thu như không còn nữa
Năm tháng hững hờ trôi
Từ khi em đi rồi
Còn nghe lòng chạnh buồn
Buồn cho số kiếp đơn côi
Những chiều buồn lạnh giá tim tôi.

(Mùa Thu Không Còn Nữa)
Hay một khung trời thân yêu :
Bông lúa tươi trên ruộng đồng
Thánh thót tiếng ca dịu lòng
Xen với tiếng tiêu mục đồng ... 
(Em Gắng Chờ)
Trở lại niềm đau của nhạc sĩ cũng có thể là một sinh hoạt quen thuộc trong đời nghệ sĩ :
Đêm đêm đem lời ca tiếng tơ
Đời ca hát cho người mua vui
Nhưng khi cánh nhung khép im lìm
Ánh đèn lặng tắt, gửi ai nỗi niềm…

(Kiếp Cầm Ca)
Huỳnh Anh là nhạc sĩ, rồi là nhạc trưởng ở phòng trà. …Và không nơi nào có màn nhung cả, chỉ có sân khấu kịch nói hay sân khấu cải lương mới có mà thôi. Một là anh muốn mượn tấm “màn nhung khép im lìm” để chỉ cuộc vui trong đêm đã tàn ? Hai là anh muốn nhắn nhủ đến một sân khấu với một hình bóng có thể khiến cho :
Đêm nay bên thềm một bóng ai
Dừng chân bước giang hồ phiêu linh
Mưa đêm vẫn rơi mãi không ngừng
Có người ca kỹ khóc đời quạnh hiu
Nhạc bản tango nầy qua giọng ca nức nở của Thanh Thúy càng khiến chúng ta nhớ đến điệu tango bất hủ La Cumparsita, lời Việt là “Vũ Nữ Thân Gầy” do Khánh Ly trình diễn đã lâu lắm. “Vũ Nữ Thân Gầy” cũng như “Kiếp Cầm Ca” đều xót thương cho thân phận ca kỹ bị quên lãng. Xa hơn một chút, thi hào Nguyễn Du thương vay cho thân phận Đạm Tiên :
Phòng không lạnh ngắt như tờ
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh
Khóc than khôn xiết sự tình
Khéo vô duyên bấy là mình với ta
Cả hai bản nhạc, cùng điệu tango đã gây nên nỗi thương cảm sâu xa cho thân nghệ sĩ. Huỳnh Anh đã khóc cho ai, cho người sau bức màn nhung? Hay cho chính bản thân mình ?
Mưa rơi cho đời thêm nhớ thương
Hạt mưa ướt vai người tha hương
Mưa rơi ngõ xưa vắng tiêu điều
Xóm nghèo quạnh hiu, màn đêm tịch liêu
Không thể chuyển tải mối thương tâm của một lữ khách lạc lõng trong kỷ niệm, Huỳnh Anh đã dựa vào một thủ thuật nào để đưa người thưởng ngoạn đến cực điểm của xúc cảm ?
Phòng trà, vũ trường là đất dụng võ của một Huỳnh Anh đa tài, nhưng cũng rất đa tình và đa cảm. Không ai xa lạ gì “không khí” của những nơi đó: thật có, dối có, chợt gặp nhau đó, rồi chợt chia xa, chợt yêu cuồng nhiệt, chợt quên hững hờ!
Để cực tả tâm cảnh đó, Huỳnh Anh đã tận dụng điệu Tango, hay Slow Rock, Blues và với tiếng Saxophone hay Clarinet. Điển hình nhứt là “Kiếp Cầm Ca” với điệu Tango và “Thuở Ấy Có Em”, điệu Blues, hay “Đời Tôi Chỉ Yêu Một Người” với điệu Slow Rock. Hai giai điệu nầy đã chuyển tải những da diết, những ẩn ức đè nén tận đáy lòng của người sáng tác đến người thưởng thức. Không xúc động sao được khi nghe (chớ không phải xem, hay đọc) :
Em dần xa mãi
Ngày đi buồn không nói
Dù một câu cho vơi nhớ...
Hay là chua xót nên em nghẹn lời
Mái lầu kia thiếu trăng
Cõi lòng anh thiếu em...
(Thuở Ấy Có Em)
Tha thiết, nghẹn ngào, rồi chơi vơi tan biến vào hư vô với câu cuối. Hay với:
Lê gót chân đếm trên lối mòn phố cũ
Đi tìm quá khứ những ngày vui buồn xa vời
Mây chiều còn trôi vẫn trôi
Tôi còn nhiều thương dáng ai
Biết rằng một khi đã yêu
Biết rằng tình gieo sầu nhớ
(Đời Tôi Chỉ Một Người)
Qua sáu câu trên, khi nghe đến câu thứ ba, tưởng đâu đã đến câu cuối, nhưng rồi qua câu thứ tư, phải đợi đến câu thứ năm mới dứt ở câu thứ sáu. Kỹ thuật nầy đã kéo dài sự đợi chờ để khẳng định dứt khoát với hai lần “Biết rằng”.
Bản nhạc được bắt đầu bằng khúc nhạc dạo, kế tiếp tiếng Saxo khắc khoải gia tăng cường độ não nuột đến cực đại khi lời tâm sự nhẹ nhàng, nhưng thành khẩn cất lên :
Đời tôi chỉ yêu một người
Cường độ khắc khoải, não nuột đó cứ kéo dài, kéo dài đến tràn đầy tâm khảm với tiếng thét cùng cực bi thống :
Biết rằng tình gieo sầu nhớ…
Huỳnh Anh đã phổ “Rừng Chưa Thay Lá”, thơ của Hoàng Ngọc Ẩn. Đây cũng là tâm sự của một thanh niên, vì hoàn cảnh, phải xa lìa đất nước, nhưng quê hương, và người yêu ở quê nhà bao giờ cũng dày vò tim anh với những nhung nhớ không nguôi:
Anh đi rừng chưa thay lá
Em về, rừng lá thay chưa
Phố cũ bây chừ xa lạ
Hắt hiu đợi gió giao mùa
Những vần thơ 6 chữ của Hoàng Ngọc Ẩn tưởng đã đủ thấm sâu vào tâm can người đồng cảnh, cho kiếp sống cô đơn theo tháng năm tàn tạ mà còn đưa đến tâm trạng u uất triền miên.
Em có về qua lối cũ
Phố phường chừ đã đổi thay
Thương em nửa đời hoang phế
Thương ta chịu kiếp lưu đày
Tới đây, thật sự chúng ta mới thấy lý do tại sao Huỳnh Anh lại chọn bài thơ nầy của Hoàng Ngọc Ẩn. Nghe nhạc sĩ nói là chúng ta tin liền vì anh đã “thấy phê” khi mới đọc câu đầu. Vào những năm đó, ai cũng ngỡ “ra đi là một lần vĩnh biệt”, nên ai cũng cho là “tử biệt” còn hơn “sinh ly”…
Tới đây chúng ta thấy Huỳnh Anh đã phổ nhạc 3 bài thơ : Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím, Gửi Về Bên Ấy, và Rừng Lá Thay Chưa. Gần đây nhứt, khoảng Tháng Sáu 2004, Huỳnh Anh vừa phổ xong thêm một bài nữa.
Nguyên tác giả bài thơ “Quê Hương Tôi, Kiên Giang, và Nỗi Nhớ” là Ông Võ Minh Chánh, quê Gò Công. Nhạc sĩ phổ nhạc lại là người quê Cần Thơ. Vậy mà cả hai người cùng cảm và thương Người và Đất Kiên Giang nên chúng ta có nhạc bản “Kiên Giang và Nỗi Nhớ”.
Nguyên dạng bài thơ của Ông Võ Minh Chánh gồm có 3 thi đoạn thất ngôn bát cú “Đường Luật”, cũng có đối, có niêm, có luật theo thi luật. Thi đoạn mở đầu như sau:
Một chút “quê hương” ở trước nhà
Hồng đào nở rộ cúc đơm hoa
Trúc xinh lã ngọn xanh màu cỏ
Tàu chuối bay bay lá nõn nà
Bí đỏ vàng bông vừa trổ nụ
Có chàng bướm trắng đến lân la
Quê hương tôi đó trong vườn nhỏ
Nỗi nhớ Kiên Giang, nhớ đậm đà.
Lần nầy cũng lại chính cả Ông Võ Minh Chánh và Huỳnh Anh cùng thừa nhận có chung “hoài cảm về đất và người Kiên Giang”. Nhưng qua tay Huỳnh Anh, mối hoài cảm đó trở thành 4 vế của thất ngôn tứ tuyệt :
Kiên Giang tôi đó bên kia (bờ) biển
Nỗi nhớ Kiên Giang, nhớ đậm đà
Nắng sớm Ca-li vàng nỗi nhớ
Mưa chiều xứ Mỹ lạnh hồn hoa
Kiên Giang tôi đó trong niềm nhớ
Rạch Giá quá xa cách ngàn trùng
Trang giấy hồng thơm mùi sách vở
Nhớ quê, thầy cũ, nhớ trường xưa
Nhà Lồng, Chợ Cũ còn in dấu
Đông Hồ xưa, Hòn Đất, Hòn Me
Nối tỉnh nhà Cầu Quay mấy nhịp
“Hoa trắng thôi cài áo tím” xa
Kiên Giang tôi đó, xa tầm với
Mỗi bước ra đi suối lệ nhoà
Nỗi nhớ vàng theo năm tháng đợi
Sợi buồn từng giọt đếm mưa qua
Như phần trên đã nói, Huỳnh Anh đã hết sức thành công với bản “Mưa Rừng”, trên sân khấu cải lương (1961), trên làn sóng phát thanh, và ngay cả trong điện ảnh với tuồng phim cùng tên (1962). Sự kiện nầy đã giúp cho thế đứng của anh càng thêm vững và đưa anh vào lãnh vực viết nhạc cho điện ảnh với hai nhạc phẩm Loan Mắt Nhung trong phim cùng tên, và Sa Mạc Tuổi Trẻ trong “Điệu Ru Nước Mắt”.
Trước khi nói đến hai bản nhạc nầy, thiết nghĩ cũng nên nhắc lại tình trạng tinh thần của thanh thiếu niên thời đó. Sau 1960, chiền tranh leo thang vùn vụt. Nhiều giá trị tinh thần bị sụp đổ thảm hại. Thanh thiếu niên thời đó đã đánh mất niềm tin. Họ hủy diệt tương lai bằng những hành động mệnh danh là “yêu cuồng, sống vội”. Thậm chí trong một nữ trung học danh tiếng ở Sài Gòn có nhóm lấy tên là CTY, có nghĩa là tất cả “cho tình yêu”, và đồng thời cùng mang nghĩa “chối (tất cả) tình yêu”. Hai thái độ cực đoan nầy bị những người nhân danh đạo đức kết án là “mất gốc” vì trong mắt họ, đám thanh thiếu niên “bụi đời” là đám du đảng, hư hỏng, chỉ đáng cho vào tù mà thôi. Họ chán sống vì thiếu tình yêu chân thật. Do nhận định đó, họ không phải là thủ phạm mà ngược lại là nạn nhân của một xã hội băng hoại. Vậy sao lên án và kết tội nạn nhân mà không dám đá động đến thủ phạm ? Do đó, nhiều nhà văn, người làm nghệ thuật đã cao tiếng biện minh cho họ. “Loan Mắt Nhung” và “Sa Mạc Tuổi Trẻ” ra đời trong bối cảnh nầy.
Lòng phố khuya, bước chân còn khua dài
Tìm về thơ ấu đếm ngày qua
Khóc chi nhiều, đã bao chiều
Chỉ riêng mình thêm cô liêu
Qua vùng thương từng đêm tóc rối
Tù đày ngõ tối đam mê
(Loan Mắt Nhung)
Tù đày ngõ tối trong xóm nghèo tối tăm, hay tù đày trong khám đường chật hẹp, hay tù đày trong tâm khảm lạc lõng, bơ vơ ? Huỳnh Anh quả đã đến với họ bằng con tim chân thành, con tim của một người trưởng thành giàu kinh nghiệm và đầy bao dung.
Tình yêu trên tâm với
Người qua tay rồi
Còn đâu nữa, tuổi mộng mơ
Ôi tuổi thơ
Vùng cát hoang
Tìm đâu thấy
(Sa Mạc Tuổi Trẻ)
Tưởng cũng nên nhắc lại là vào thập niên 60, chánh quyền tinh Phong Dinh đã cho đổ cát bên bờ sông để xây Cảng Cần Thơ mà thanh niên nam nữ vào cuối tuần thường “đèo nhau” đến nơi mà họ gọi với cái tên rất dễ thương là “Sa Mạc Tuổi Trẻ”. Họ đã có một sa mạc đúng theo nghĩa đen, một bãi cát mênh mông vô tận, với những cơn nắng thiêu người, nắng từ trên ném xuống rồi nắng từ dưới bốc lên, và những cơn gió ném từng ngụm cát nóng bỏng vào mặt mày, thân thể họ. Trong sa mạc đó, họ cũng đã sống theo nghĩa bóng cũa nó : chung quanh bọn trẻ, chẳng còn ai biết xót thương đời họ, mang đến họ “một bóng mát cho cuộc đời”, mặc cho nắng gió phũ phàng.
Cũng chính trong thời điểm nấy, một điệu nhạc đã được nhập cảng theo phim và được giới thanh niên rất say mê. Đó là một loại Wild Wild West, nôm na là loại nhạc miền Viễn Tây hoang dã của các anh cowboys đa cảm và cô đơn mà mọi người quen gọi nó là điệu django (Tác giả xin dành tất cả dè dặt về chánh tả khi viết chữ này.) Một điệu nhạc có dồn dập, có lôi cuốn, có buồn cô đơn, có lãng mạn, nghe như văng vẳng có tiếng vó ngựa gõ trên sa mạc vắng. Huỳnh Anh đã tận dụng điệu nhạc này trong “Sa Mạc Tuổi Trẻ” vừa đáp ứng phong trào, cũng vừa cực tả cái khắc khoải, nức nở nhưng không đẫm lệ của những người đang cô đơn, với cách ngắt chữ nghe như nhịp ngựa phi qua đồi cát vắng :
Tuổi đời // không tình thương
Phù du // trên đường
Để rồi // bao ngày qua
Hằn trên cát // nổi sầu đau
Được thấy ai
Nào thấy ai // xót xa đời mình
Có ai từng chứng kiến một học sinh Quốc Gia Nghĩa Tử lặng thinh mà đôi dòng lệ cứ tuôn trào khi có người đá động đến tâm sự của người con sớm mất cha mà nén được không xúc động? Tương lai của những thanh thiếu niên nầy ra sao ?
Thanh thiếu niên vốn mang những hoài bão tốt đẹp trong tương lai với một sự nghiệp, và một thế giới đầy tình yêu thưong chân thành, không lường gạt, không dối trá điêu ngoa, không tham lam và thù hận. Nhưng trái lại, họ ngụp lặn trong chán chường, để rồi lần lần đưa đến những thái độ tiêu cực và những hành động phá hoại. Chúng ta không thấy Huỳnh Anh đưa cho giải pháp vì đó là ngoài chức năng của nghệ sĩ. Anh chỉ vẽ lên những hình ảnh đáng thương thay cho những lời biện minh hùng hồn nhứt cho đám “bụi đời” bị kết tội là “sống thác loạn” :
Từng đêm
Từng đêm bão cát chôn vùi
Vùng lên, hồn xanh xao kiếp làm người
Ngày tàn
Theo thời gian
Tìm lại trong tình yêu
Chỉ là giấc mơ mà thôi
“Kiếp bụi đời” là như vậy đó, là một thế hệ không có niềm tin hay nếu có thì cũng đã đánh mất, một thế hệ cam chịu bị đời khinh miệt mà cũng chẳng còn khả năng hay cũng chẳng hoài thay đổi.
Trong khi “Sa Mạc Tuổi Trẻ” với điệu django và nội dung đều mới thì Huỳnh Anh trở lại sở trường của anh với điệu Blues khắc khoải cô đơn trong “Loan Mắt Nhung” :
Đường vắng thưa bước chân buồn âm thầm
Đèn khuya hiu hắt ánh điện câu
Giữa đêm sầu, ngõ không màu
Sống lạc loài, thân cô đơn
Chôn tuổi xanh chìm trong bóng tối
Vực sâu nhiểu đắng cay
Phải tinh tế lắm mới thấy “ánh điện câu” là như thế nào. Thông thường, nhà nào cũng có ánh điện, chỉ trừ những ngôi nhà, những mái che nghèo nàn, ọp ẹp mới nhờ hàng xóm chia chút ánh sáng. Chủ nhà có đồng hồ điện thường cho nhiều nhà “câu”, với bóng nhỏ khoảng 25w trong khoảng thời gian nào đó trong đêm. Do đó, câu “đèn khuya hiu hắt ánh điện câu” vừa nói lên cảnh nghèo nàn tối tăm của xóm nghèo cũng như cảnh tối tăm dưới vực sâu trong cuộc đờI của nhân vật chánh : “Loan mắt nhung”.
Người ta có thể nghe được bước chân uể oải khua của một cuộc đời tối tăm, trong một con ngõ tối tăm để tìm về tuổi ấu thơ nồng ấm, vô tư chưa biết hận thù, và tìm một tương lai sáng lạng !
Lòng phố khuya bước chân còn khua dài
Tìm về thơ ấu đếm ngày qua
Khóc chi nhiều đã bao chiều
Chỉ riêng mình thân cô liêu
Qua vùng thương từng đêm tóc rối
Tù đày ngõ tối đam mê
Cái sung sướng khiêm tốn của “người đau khổ” là được khóc, khóc cho to, khóc cho hả, gào lên mà khóc. Nhưng những tiếng khóc đó chẳng giúp được gì cho người đau khổ. Có chăng là :
Tù đày ngõ tối đam mê.
Cách cuối cùng, vì chắc chẳng còn cách nào khác để chọn lựa là phải van cầu, cầu cho được ban bố tình yêu, cầu cho con đường thênh thang hơn, cầu cho đường đời không còn cô độc. Nhưng kinh đô muôn màu vẫn quay lưng đi cùng với “người ấy” của Loan Mắt Nhung.
Xin yêu thương đến trong hồn tôi
Ru cơn đau qua miền thương nhớ
Quả tim xanh độc hành mãi lẻ loi
Ôi xanh xao tiếng ca hờn oán
Đêm kinh đô muôn màu ngã bóng
Một người chìm sâu mắt em.
Cái mà Huỳnh Anh muốn mang đến cho đời là con tim anh và điệu nhạc. Nên với tấm lòng tràn đầy thông cảm, Huỳnh Anh cùng với những nhà văn đương thời đã có những tác phẩm như “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang”, “Điệu Ru Nước Mắt”, “Loan Mắt Nhung”… cùng lên tiếng minh oan cho “đám bụi đời, du đãng”. Riêng Huỳnh Anh thấy đóng góp của anh như chưa đủ, nên anh đã tích cực hơn bằng cách cất tiếng hát vốn rất “blues” của anh trong phim cùng mang tên với tác phẩm kể sau cùng.
Một điều cần nói là Huỳnh Anh vốn không nhiều lời, nhưng lại rất giàu tình cảm. Cho nên càng giàu tình cảm bao nhiêu lại càng thiếu thốn về vật chất bấy nhiêu. Tuy anh không sáng tác nhiều, nhưng chỉ cần “Mưa Rừng” mà thôi, Huỳnh Anh cũng dư sức thành triệu phú cả chục lần vào những năm 1960, nhứt là sau khi vở cải lương được đưa lên màn ảnh. Nhưng Huỳnh Anh chưa một lần nào làm triệu phú.
Mang cung đàn muôn điệu, anh đã sống một cuộc đời nghiệt ngã, chứng kiến và cũng đã kinh qua những cuộc tình thơ mộng, những mối tình lọc lừa, những cuộc chia tay đẫm lệ, những chiều mây giăng kín khung trời, những nhớ nhung về quê huơng mờ mịt. Nhưng anh không bỏ cuộc. Anh đã, đang,và sẽ sống hết mình cho tình yêu, cho quê hương, cho nỗi nhớ, và cho bằng hữu. Cho nên, bao giờ anh cũng có tình yêu và quê hương trong lòng, bao giờ cũng có bằng hữu chung quanh. Chính vì vậy mà từ lúc bắt đầu chơi văn nghệ đến nay, anh đã trải qua nửa thế kỷ, với các sáng tác không nhiều, nhưng mỗi bản nhạc là một dấu ấn, khắc sâu mối quan hệ giữa anh và các chủ thể khác.
Để kết cho bài nầy, xin hỏi nhỏ Huỳnh Anh một câu là anh đã xót thương cho bao người, cho cha, cho mẹ, cho “người ca kỹ khóc đời quạnh hiu”, cho quê hương xa vời, cho thanh thiếu niên lạc loài mất hướng, cho bản thân cô quạnh, và cho biết bao nhiêu người nữa, nhưng bù lại, anh đã được gì chưa hay anh quan niệm rằng chỉ cần cho là đủ ? L’amour c’est pour rien. Tình cho không biếu không mà!
Nguyễn Vĩnh Thanh Vân, Oct 22, 2004 - nguồn: Calitoday

  
             

                    

    
                                   > Bản nhạc (pdf)             Tiếng hát Duy Quang

                                           
   Tài liệu, hình ảnh và nhạc từ nhiều website trên internet: hatnang, dactrung, phoxua ...
 Xin vui lòng gởi thêm tài liệu và ý kiến xây dựng về Phan Anh Dũng: dathphan1@gmail.com